Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một phân ngành lớn thuộc nhóm phục hồi chức năng trong lĩnh vực y tế, được biết đến rộng rãi khi điều trị những trường hợp sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Các phương pháp vật lý trị liệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phục hồi, cải thiện chức năng vật lý và phòng ngừa các biến chứng đối với bệnh nhân giúp họ trở lại cuộc sống bình thường hàng ngày một cách thuận lợi và tự tin hơn. Vậy những phương pháp tối ưu hiện nay của vật lý trị liệu là gì?
Mục Lục
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là gì?
Xu hướng điều trị và phục hồi các bệnh lý hoặc chấn thương hiện nay là ưu tiên không dùng thuốc và hạn chế phẫu thuật. Vì vậy các hình thức phục hồi chức năng như vật lý trị liệu ngày càng được ưa chuộng dù thời gian điều trị sẽ dài hơn. Vậy hiểu như thế nào về vật lý trị liệu là đúng nhất?.

Theo định nghĩa trong y khoa thì vật lý trị liệu các các hình thức, phương pháp ứng dụng các yếu tố vật lý như vận động cơ học, ánh sáng, nhiệt độ, các tia, sóng âm,… nhằm phục vụ cho quá trình điều trị giúp bệnh nhân dần lấy lại được các chức năng hoạt động của các bộ phận bị tổn thương hoặc suy yếu. Từ đó bệnh nhân sẽ dần tự làm chủ và kiểm soát được hành động, cử chỉ phục vụ cho việc sinh hoạt hàng ngày dễ dàng và thuận lợi, không còn cảm giác tự ti hay bị phụ thuộc vào sự trợ giúp của người khác. Vật lý trị liệu có thể được sử dụng một cách riêng lẻ hoặc kết hợp cùng các dạng phục hồi chức năng khác, kể cả phẫu thuật để đem lại hiệu quả trị liệu tối ưu nhất như ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu hay hoạt động trị liệu,…
Quá trình thực hiện vật lý trị liệu phục hồi chức năng bao gồm nhiều giai đoạn từ chẩn đoán, kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh cho đến việc lên phác đồ, theo dõi và giám sát nhằm đem lại các lợi ích sau:
- Kiểm soát, giảm đau mà không cần sử dụng thuốc
- Hạn chế phải sử dụng đến phẫu thuật
- Cải thiện khả năng vận động và di chuyển
- Phục hồi sau chấn thương, đột quỵ hoặc tê liệt
- Cải thiện cân bằng cho người lớn tuổi, mất kiểm soát trong di chuyển
- Phòng ngừa các tình trạng sức khỏe liên quan đến tuổi như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gai cột sống,…
Đối tượng có thể thực hiện vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng vô cùng phổ biến vì mang đến các giải pháp an toàn cho nhiều dạng đối tượng bệnh lý hoặc gặp các biến chứng từ tai nạn, tổn thương hay dị tật bẩm sinh. Hầu hết mọi độ tuổi đều ít hoặc nhiều mắc phải các trường hợp cần đến vật lý trị liệu nên có thể nói rằng đây là một lĩnh vực được ứng dụng cực kỳ lớn trong y khoa. Trong số đó thì các nhóm đối tượng sau đây được khuyến cáo là nên kiểm tra để được chẩn đoán, xác định trị liệu phục hồi bằng vật lý càng sớm càng tốt:
Người mất thăng bằng

Người mất thăng bằng do nhiều nguyên nhân cần được xác định để có phương án trị liệu phù hợp. Hầu hết thì thì vật lý trị liệu sẽ đáp ứng tốt với các tình trạng lành tính, nghĩa là bệnh nhân mất thăng bằng trong khi vẫn tỉnh táo, thường gặp ở những trường hợp nhẹ của bệnh lý về não, thần kinh, viêm dây thần kinh tiền đình, mất thăng bằng do rối loạn thuốc, bệnh meniere,…
Phục hồi khả năng giữ thăng bằng rất quan trọng vì đây là giai đoạn nền tảng để bệnh nhân tiếp tục trong các giai đoạn luyện tập phục hồi chức năng di chuyển, đi đứng về sau. Các phương pháp chính được sử dụng trong trường hợp này thường là: thực hiện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình nhằm cân bằng lại cơ thể, thậm chí là kết hợp vật lý trị liệu với tâm lý trị liệu để bệnh nhân kiểm soát được cảm giác mất thăng bằng khi bộc phát.
Vật lý trị liệu sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật liên quan đến xương khớp, các dây thần kinh hay sau cấy ghép thì bệnh nhân đều cần củng cố sức bền và độ ổn định của của các cơ quan, nhất là ở cử động tay chân, các khớp và cơ. Các nghiên cứu và khảo sát đã chứng minh rằng vật lý trị liệu cải thiện đáng kể các tình trạng hoạt động chức năng của bệnh nhân và rút ngắn thời gian phục hồi sau phẫu thuật hiệu quả.
Có thể nói rằng sau những cuộc phẫu thuật thì thể lực lẫn sức khỏe và sức mạnh cơ xương khớp của các bệnh nhân đều rất yếu, nhất là những tổn thương gãy xương, trật khớp, thoái hóa khớp. Càng có sự tham gia sớm vào trị liệu vật lý vừa nhanh chóng hồi phục vừa ngăn chặn các tình trạng trên trở nên nghiêm trọng hơn.
Đau mãn tính là dấu hiệu tiềm ẩn của các vấn đề về tuổi tác và nguy cơ xuất hiện của nhiều bệnh lý. Hầu hết sẽ là các cơn đau liên quan đến cột sống, các khớp tay chân và đầu gối, cổ và các ngón tay ngón chân hoặc ở khớp hông. Nếu xuất hiện các dấu hiệu trên với những cơn đau lập đi lập lại thì bạn nên liên hệ với bác sỹ để thăm khám tìm ra nguyên nhân gốc rễ để xử lý và điều trị hoặc phòng ngừa.
Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như tập dãn cơ khớp, tập vận động các khớp hay bị đau và tập trị liệu tư thế sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm nhiều chi phí, tránh được các rủi ro phải điều trị dùng thuốc hoặc phải phẫu thuật. Bên cạnh đó thì lối sống, sinh hoạt cũng như thực hiện các hoạt động hàng ngày thoải mái hơn không bị các cơn đau hành hạ một cách thường xuyên gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
Bệnh nhân suy tim
Các bệnh nhân suy tim dù ở tình trạng nhẹ hay nặng cũng đều cần đến sự hỗ trợ từ vật lý trị liệu bởi vì họ thường phải đối mặt với mệt mỏi khó thở, khả năng gắng sức bị hạn chế và thậm chí là mất dần khả năng lao động, cử động khó khăn. Vì vậy giải pháp phục hồi chức năng tim thông qua các bài tập vật lý trị liệu, thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp giảm thiểu các tác hại do chứng suy tim gây ra. Trong một số trường hợp bệnh nặng hoặc bệnh nhân suy tim vừa được phẫu thuật thì có thể ứng dụng vật lý trị liệu như xoa bóp, làm mềm dãn cơ của bệnh nhân cũng là một phương án xử lý hiệu quả.
Bệnh đột quỵ, bại não, Parkinson
Các tình trạng như bệnh Parkinson, bại não, chấn thương tủy sống và đột quỵ hầu hết đều để lại di chứng về các dây thần kinh vận động, người bệnh khó khăn trong việc kiểm soát hành vi hay điều khiển các cử động trong sinh hoạt. Vật lý trị liệu ở trường hợp này sẽ cải thiện dần khả năng hoạt động trong sinh hoạt của bệnh nhân được ổn định hơn, dần cảm nhận lại à biết cách kiểm soát tay -chân, giúp biên độ của các khớp linh hoạt và uyển chuyển hơn.
Nếu ứng dụng vật lý trị liệu hiệu quả, các bệnh nhân mắc những nhóm bệnh trên sẽ có thể tự phục vụ các sinh hoạt cá nhân, lấy lại được thói quen sinh hoạt tối thiểu và cuộc sống ít gặp khó khăn hơn họ sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và không còn cảm giác là gánh nặng của gia đình nữa.
Thời điểm thực hiện vật lý trị liệu phù hợp
Nếu bạn chưa biết thì cần lưu ngay 2 thời điểm vàng sau đây khi muốn sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu cho chính mình hoặc cho người thân trong gia đình.
Thứ nhất là thời điểm có các dấu hiệu tiềm ẩn hoặc khi mới phát hiện các bệnh lý về suy tim, các bệnh liên quan đến xương – khớp, chấn thương dây chằng, tình trạng đau nhức cơ mãn tính, bị suy yếu thể chất hoặc ở tay – chân, thoái hóa khớp,… những tình trạng này càng được làm quen với các phương pháp vật lý trị liệu sẽ càng giảm được các nguy cơ gây di chứng nặng nề về sau.
Thứ hai là sau khi được sự chẩn đoán bởi bác sỹ sau các quá trình kiểm tra, xét nghiệm nếu được yêu cầu thực hiện vật lý trị liệu thì bệnh nhân và gia đình cần thực hiện ngay theo phương án trị liệu mà những người có chuyên môn đã chỉ định. Không nên chần chừ kéo dài thời gian, càng để lâu sẽ càng khó khăn trong điều trị và quá trình phục hồi cũng sẽ lâu hơn.
Các phương pháp vật lý trị liệu
Chúng ta cùng tìm hiểu qua hiện nay có các phương thức vật lý trị liệu nào đang ứng dụng trong y khoa, tùy vào từng trường hợp điều trị và nhu cầu phục hồi khác nhau mà các phương án sử dụng trong vật lý trị liệu cũng đa dạng hơn.
Điện điều trị
Điện trị liệu là cách thức sử dụng năng lượng điện có xung điện phù hợp và an toan, được phép sử dụng trong y khoa để kích thích dây thần kinh và các cơ. Những kích thích này giúp cơ được co lại, rèn luyện khả năng vận động của cơ và khớp. Mặt khác,ngiúp giải phóng những chất dẫn truyền của dây thần kinh, điển hình như serotonin, endorphin,…
Dòng điện xung trong vật lý trị liệu có nhiều tác dụng, thường sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Giúp tăng tuần hoàn đến các bộ phận khác, tránh tình trạng chèn ép các mạch máu
- Giảm viêm, giảm đau, giảm phù nề, giải phóng chèn ép tại chỗ, tăng thải trừ chất chuyển hóa tại chỗ.
- Điều trị các bệnh lý sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật
- Điều trị các bệnh lý xương khớp như thấp khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch…
- Đối với người bệnh bại liệt như liệt nửa người hoặc liệt hai chi dưới dòng điện xung có tác dụng kích thích cơ đáng kể
- Điều trị một số chứng bệnh bằng liệu pháp ion hóa như đau dây thần kinh, đau gân
- Có tác dụng kéo dãn cơ trong các trường hợp co ngắn cơ do trương lực
- Kích thích cơ trơn trong các trường hợp đại tiểu tiện mất tự chủ
Bài tập trị liệu phạm vi hoạt động
Bài tập trị liệu phạm vi hoạt động là phương pháp với nhiều động tác chuyên biệt để huấn luyện các cơ và khớp, dây chằng của bệnh nhân có được khả năng hoạt động với biên độ rộng hơn, linh hoạt hơn. Cách thức này hiệu quả với trường hợp các bệnh nhân đã khắc phục được một phần khả năng cử động và điều khiển tay chân nhưng biên độ động tác còn hạn chế và bị cứng. Chẳng hạn như tăng góc xoay tối đa của bàn tay, cánh tay hoặc cổ, tăng độ cao khi nâng chân trong bước chân,…
Liệu pháp nhiệt và lạnh
Liệu pháp nhiệt và lạnh đều là ứng dụng tác động từ yếu tố nhiệt độ trong vật lý để giúp các bệnh nhân có thể co dãn cơ, giảm đau giảm viêm, tránh tình trạng căng thẳng và dần lấy lại được cảm giác, cách điều khiển và vận động. Tùy vào bệnh lý mà các chuyên viên có sử dụng độc lập hoặc kết hợp cả hai loại là nhiệt cao và nhiệt thấp:
- Liệu pháp nhiệt cao chủ yếu ứng dụng hơi nóng ấm 33 đến hơn 37 độ C bằng nhiều cách như chườm khăn, sáp paraffin, thuốc xoa bóp dược liệu, ngâm bồn,…
- Liệu pháp lạnh làm giảm lưu lượng máu đến vùng bị thương. Điều này làm chậm tốc độ viêm và giảm nguy cơ sưng tấy và tổn thương mô. Thường được sử dụng bằng cách chườm đá hoặc túi lạnh với nhiệt độ từ 0 đến -30 độ C.
Xoa bóp trị liệu
Xoa bóp trị liệu lại là một phương pháp mang tính truyền thống, cổ điển những hiệu quả cũng không hề kém cạnh so với các phương pháp vật lý trị liệu hiện đại. Trong một số trường hợp đau mãn tính do các bệnh lý về thoái hóa thì xoa bóp trị liệu vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn các triệu chứng đau nhức khi thực hiện đều đặn trong thời gian dài. Kết hợp cùng một số phương pháp hỗ trợ như bấm huyệt, dầu nóng hoặc xoa bóp bằng máy massage cũng giúp hiệu quả được tăng cao và rút ngắn thời gian điều trị.
Trong các trường hợp bệnh nhân ngay sau chấn thương, sau đột quỵ hay sau phẫu thuật tạm mất khả năng vận động thì xoa bóp trị liệu được xem là liệu pháp thụ động mà người thân, điều dưỡng hoặc chuyên viên trị liệu cần phải thực hiện để giúp đỡ bệnh nhân mau chóng phục hồi để bước qua giai đoạn tập luyện chủ động.
Trị liệu sóng âm thanh
Trị liệu sóng âm thanh hay còn gọi là siêu âm trị liệu, ứng dụng kích thích các mô bên dưới bề mặt da bằng sóng âm thanh tần số rất cao, trong khoảng 800.000 Hz tới 2.000.000 Hz, dải tần số mà con người không thể nghe thấy phát ra âm thanh. Siêu âm trị liệu tác động sâu vào cơ thể, kích thích tế bào và các mô để giảm đau, giãn cơ, thư giãn thần kinh….
Từ sóng âm mà còn thể tạo ra đến ba loại hiệu ứng tác động đến trị liệu phục hồi gồm: hiệu ứng cơ học, hiệu ứng hóa học và hiệu ứng nhiệt. Những yếu tố tố này được kích hoạt mang lại nhiều lợi ích trong cải thiện chức năng hoạt động của bệnh nhân, điều trị được những vấn đề sau:
- Tăng tuần hoàn máu cục bộ do tăng nhiệt độ,
- Giãn cơ do kích thích trực tiếp của siêu âm lên các cảm thụ thần kinh.
- Siêu âm có tác dụng làm tăng hấp thu dịch nề, tăng trao đổi chất, tăng dinh dưỡng và tái sinh tổ chức.
- Giảm đau do tác dụng trực tiếp lên cảm thụ thần kinh.
Xem ngay: Hướng Dẫn Tập Vật Lý Trị Liệu Tại Nhà Hiệu Quả
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ