Bạn đang có ý định khởi nghiệp kinh doanh với mô hình phòng tập gym? Hoặc bạn đã và đang là chủ phòng gym muốn mở rộng quy mô nhưng vẫn thực hiện theo bản năng là chính, làm đến đâu mới tính đến đó? Nếu rơi vào một trong những trường hợp trên thì nhất định bạn không thể bỏ qua bí kíp 18 checklist cần phải làm sau đây để mở phòng gym mới thật bài bản từ A đến Z, giúp giảm thiểu nhiều rủi ro và sai sót.
Mục Lục
Khảo sát thị trường
Trong kinh doanh dù ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, việc am hiểu về thị trường và nắm bắt những số liệu quan trọng đều giúp người đầu tư có được tầm nhìn chi tiết từ đó sẽ đưa những quyết định và kế hoạch đúng đắn.
Lĩnh vực kinh doanh phòng gym cũng không ngoại lệ, thị trường và nhu cầu của mảng này luôn thay đổi theo từng thời điểm, có nhiều điểm để khai thác nếu biết cách đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng sẽ mang lại doanh thu không nhỏ. Khi chủ đầu tư biết được thị trường gym đang phát triển ở mức nào, có những phân khúc nào và phân khúc tiềm năng có thể sinh lợi nhuận cao là gì. Thì khi đó triển khai các bước sau sẽ được đúng hướng. Ví dụ như xác định đầu tư phòng gym nông thôn, bình dân thì sẽ chọn thiết bị gym như thế nào, chọn loại máy nào cho phù hợp chẳng hạn. Đáng tiếc là còn khá nhiều chủ đầu tư chưa quan tâm đến giai đoạn nền tảng vô cùng cơ bản này mà bắt tay vào triển khai ngày các bước sau, như thế sẽ đầy rủi ro mà nếu có doanh thu thì cũng rất ít chỉ dừng lại với quy mô phòng tập rất nhỏ.
Vì vậy không thể rút ngắn giai đoạn mà bước qua quá trình khảo sát thị trường, đó là lúc bạn cần xác định các tiềm năng lẫn rủi ro, thuận lợi lẫn bất lợi, tệp khách hàng và nhu cầu của họ, các đối thủ cạnh tranh,… khi nắm bắt được tất cả thì kế hoạch mở phòng gym của bạn sẽ có định hướng rõ ràng cho những bước tiếp theo.
Chọn mặt bằng
Sau khi làm khảo sát thị trường và chọn được tệp khách hàng chính mà bạn muốn hướng đến thì việc chọn mặt bằng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Đây gần như là một giai đoạn quan trọng và đầy áp lực vì ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả kinh doanh về sau. Hãy xác định mức chi phí cho mặt bằng vì đây là một trong những chi phí cố định có ảnh hưởng lớn trong thu chi hàng tháng, tránh việc chi quá nhiều sẽ phải gồng gánh về sau cho khoản này.
Với đặc tính của lĩnh vực này là khách hàng sẽ thường xuyên lui tới phòng tập của bạn có khi là mỗi ngày vì thế vị trí mặt bằng có đẹp, có to hay không chưa phải là yếu tố quyết định lớn nhất. Trong khi đó thì chủ đầu tư nên chọn lựa địa điểm có giao thông thuận lợi, gần với khu vực nhóm tệp khách hàng mà phòng tập muốn phục vụ chính, phù hợp với quy mô xây dựng (càng cao cấp thì diện tích mặt bằng càng lớn),…
Chọn mô hình kinh doanh
Chọn mô hình kinh doanh được xem như là một bước mang tính quyết định, có thể nói là sai một ly là đi một dặm về sau. Để có được một sự lựa chọn và định hướng đúng từ đầu , chủ đầu tư cần xác lập mô hình kinh doanh dựa từ 4 câu hỏi sau:
- Chân dung nhóm khách hàng của bạn là ai, độ tuổi và nhu cầu tập luyện thế nào?
- Quy mô dự tính thuộc mô hình nào?
- Ưu điểm hoặc nhược điểm của mô hình kinh doanh mà chủ đầu tư muốn triển khai?
- Khả năng đáp ứng được vốn và chi phí?
Những dạng mô hình phòng tập gym phổ biến hiện nay là: phòng tập gym nhỏ cho một khu vực dân cư nhất định, phòng tập 24/7, phòng tập phân khúc trung cấp, phòng tập gym kết hợp các bộ môn khác, phòng tập gym cao cấp 5 sao,…
Hoạch định chi phí đầu tư
Sau giai đoạn quan trọng là chọn mô hình kinh doanh thì đến đây, người chủ đầu tư đã có thể bắt tay vào phần hoạch định chi phí để chuẩn bị triển khai dự án. Về chi phí đầu tư thì bạn cần phải xác định các hạng mục cho 2 nhóm gồm chi phí đầu tư ban đầu (xây dựng sửa chữa mặt bằng, trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất,…) và chi phí cố định mỗi tháng (tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên, tiền điện nước, chi phí marketing,…).
Khoan vội dừng lại, những hoạch định trên chỉ mới là chi phí cho giai đoạn đầu để phòng gym của bạn có thể bắt đầu hoạt động, còn trên thực tế thì một người đầu tư thông minh cần tính đến cả việc hoạch định chi phí cho một khoảng thời gian dài tính bằng nhiều năm. Đó là việc bạn sẽ cần dự tính phân bổ chi phí cho từng giai đoạn gồm: lúc mới bắt đầu hoạt động và thâm nhập thị trường, giai đoạn vận hành và duy trì ổn định tạo giá trị thương hiệu và cuối cùng là giai đoạn phát triển, mở rộng hoặc nhân bản quy mô phòng tập.
Lựa chọn thiết bị
Trên thị trường các nhà sản xuất hoặc cung cấp thiết bị tập gym, máy tập thể dục hiện nay vô cùng đa dạng vì thế nhà đầu tư cần giữ sự sáng suốt trong khi quyết định. Do tính chất phức tạp của vô số thương hiệu từ bình dân cho đến cao cấp, thậm chí là hàng trôi nổi hoặc tự sản xuất trong nước mà bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ càng về thông tin, nguồn gốc cũng như các chính sách hỗ trợ.
Bên cạnh đó, lợi ích của việc chọn đúng mặt để gửi vàng thì những thương hiệu thiết bị tập gym uy tín còn có thể tư vấn rõ ràng chi tiết những dạng máy tập, thiết bị và phụ kiện phù hợp với mô hình kinh doanh của chủ đầu tư. Như vậy hiệu quả trong việc lựa chọn thiết bị sẽ được tăng cao. Thông thường, các công ty chuyên setup phòng gym sẽ phân phối các dòng thiết bị gym chuyên dụng.
Đặt hàng
Chủ đầu tư cần lưu ý về các thỏa thuận giao nhận lắp đặt, hình thức thanh toán và chính sách bảo hành, bảo trì trước khi ký hợp đồng đặt hàng với đơn vị cung cấp thiết bị gym. Nếu không để ý sẽ dễ xảy ra các khoản chi phí phát sinh gây tốn kém thời gian giao nhận lắp đặt không kịp tiến độ để phòng gym bắt đầu hoạt động.
Thiết kế mặt bằng xây dựng
Cách bố trí mặt bằng, thiết kế xây dựng cho phòng gym thường mang nhiều yếu tố chuyên môn và phân khu chức năng rõ ràng vì thế chủ đầu tư cần lưu ý để sắp xếp sao cho tận dụng được tối đa diện tích đã thuê một cách khoa học nhất. Những khu vực chính của phòng gym cần được thể hiện trên mặt bằng thiết kế gồm: khu lễ tân, khu tập máy cardio, khu tập tạ tay, khu tập máy và giàn tập, khu tập với dụng cụ, phòng thay đồ và locker.
Xây dựng quy trình – hệ thống vận hành
Khi mở phòng gym, để quản lý được phòng gym hoạt động hiệu quả cho dù đó là mô hình tự quản hay thuê nhân sự thì bạn vẫn cần phải xây dựng quy trình tiêu chuẩn từ A đến Z cho mọi công việc được vận hành xuyên suốt. Đó là sự phối hợp của nhiều bộ phận liên quan và ảnh hưởng dây chuyền với nhau vì thế nếu để lỏng lẻo trong bất kỳ hoạt động nào cũng sẽ dễ gây hậu quả không mong muốn. Nếu chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng quy trình để quản lý tất cả thì chủ đầu tư nên tìm đến sự hướng dẫn của các công ty setup phòng gym có chuyên môn hoặc thuê giám đốc vận hành để thiết lập và quản lý quy trình.
Lắp đặt thiết bị
Thời gian lắp đặt thiết bị phòng gym sẽ tốn khoảng 2 đến 3 ngày công tùy vào số lượng máy móc thiết bị mà người chủ đã đầu tư. Trong quá trình lắp đặt luôn phải theo dõi sao sát để đảm bảo rằng tất cả đều đúng thiết bị đã mua và vị trí lắp đặt đúng theo bản thiết kế bố trí mặt bằng. Một bí quyết đó là bạn nên ưu tiên lắp đặt các thiết bị máy móc tập luyện trước rồi mới đến các đồ dùng nội thất, tủ kệ sau để dễ dàng cho việc di chuyển và lắp ráp.
Tuyển dụng nhân sự
Thời gian tuyển dụng nhân sự nên được bắt đầu trước khi chính thức hoạt động từ 45 đến 30 ngày để chủ đầu tư có thời gian tuyển chọn những nhân sự chất lượng, chắt lọc hồ sơ một cách kỹ càng. Đặc biệt quan trọng nhất chính là đội ngũ nhân viên tư vấn và huấn luyện viên cá nhân (PT – Personal Trainer) cần phải có chuyên môn hoặc bằng huấn luyện được cấp bởi liên đoàn thể dục thể hình.
Đội ngũ nhân viên chính là những gương mặt đại diện cho công ty tiếp xúc và trao đổi với khách hàng vì vậy sự niềm nở tươi tắn, lịch sự và hình thể đẹp là một trong những lợi thế giúp gia tăng sự trung thành của khách hàng.
Đăng ký hồ sơ tiêu chuẩn hoạt động phòng Gym
Cũng giống như bất kỳ hình thức kinh doanh nào khác, chủ phòng gym cũng cần phải đăng ký hoạt động với các cơ quan chức năng địa phương. Do đặc thù riêng biệt của loại hình kinh doanh phòng gym mà các cơ sở phòng tập gym cần phải có các giấy tờ sau mới có thể hoạt động hợp pháp gồm:
Đăng ký thành lập doanh nghiệp thể thao, đăng ký kinh doanh, bằng huấn luyện viên – chứng chỉ hành nghề và không thể thiếu chứng chỉ phòng cháy chữa cháy.
Vận hành thử phòng gym
Một phòng gym mới bắt đầu hoạt động và vận hành tất nhiên sẽ không thể hoàn hảo, khi bắt đầu thực tế sẽ có những vấn đề phát sinh vì vậy giai đoạn chạy thử nghiệm là cần thiết để theo dõi và điều chỉnh để ngày một tốt hơn. Hơn thế nữa, trong lúc vận hành thử thì chủ phòng gym cũng sẽ đánh giá được chất lượng hoạt động của các thiết bị, máy móc có vấn đề hay lỗi để sửa chữa, đổi mới kịp thời trước khi hoạt động chính thức.
Điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung quy trình vận hành
Ngay sau giai đoạn vận hành thử thì chủ phòng gym cần điều chỉnh ngay các điểm yếu hoặc những vấn đề cần giải quyết để củng cố lại quy trình và cách vận hành. Không nên để kéo dài những vấn đề này mà không tìm nguyên nhân khắc phục sớm, nhiều lỗi thường hay gặp đó là quy trình tư vấn và ký hợp đồng với khách hàng, thái độ và kiến thức của nhân sự, lỗi hệ thống quản lý, phát sinh chi phí,…
Khai trương phòng gym
Khai trương chính là ngày mà mọi chủ phòng gym đều mong đợi, đánh dấu thời điểm hoạt động kinh doanh chính từ đó tạo ra doanh thu cho người đầu tư. Đây là khoảnh khắc vàng mà phòng gym nên đẩy hết sức các ưu đãi hấp dẫn cũng như lễ khai trương ấn tượng để tạo sự chú ý với khách hàng. Ngoài ra, xu hướng hiện nay thì việc sử dụng các KOL và KOC hay người nổi tiếng để quảng bá cho thương hiệu phòng tập đang rất thịnh hành và dễ mang lại được hiệu quả nhất định.
Vận hành
Gần như không có bài toán vận hành nào có chung đáp án để sử dụng cho tất cả các phòng gym, mỗi nơi sẽ có những yếu tố ảnh hưởng riêng phụ thuộc vào yếu tố khách quan và chủ quan. Người chủ đầu tư cần phải hiểu rõ doanh nghiệp, các ưu điểm và khuyết điểm trong từng giai đoạn hoạt động để có chiến lược thích hợp và thông minh để phòng tập gym luôn hoạt động trơn tru, có lượng khách hàng ổn định.
Tuyệt đối không nên áp đặt hoàn toàn cách vận hành của một phòng gym nào khác, kể cả đó là phòng gym thành công có doanh thu khủng vì bạn cần hiểu rằng sẽ chẳng có ai chia sẻ 100% thật tế bí quyết của họ. Chưa kể nhiều khi lại không phù hợp với mô hình và chi phí đầu tư mà bạn đang xây dựng.
Duy trì hoạt động phòng gym
Để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh của phòng gym ổn định, chủ đầu tư cần theo dõi và kiểm tra định kỳ các số liệu và tình hình thực tế. Trong đó điều quan trọng chính là bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, cơ sở vật chất phòng tập và giữ vững uy tín, gia tăng chất lượng kiến thức lẫn chất lượng dịch vụ của nhân sự. Tìm kiếm khách hàng mới không khó nhưng để giữ chân khách hàng tiềm năng luyện tập lâu dài mới là điều mà mọi phòng tập đều tìm kiếm giải pháp. Chính nhóm khách hàng trung thành mới là những người “quảng cáo” hiệu quả nhất cho phòng tập của bạn.
Phát triển thị trường
Phát triển thị trường đôi khi được hiểu lầm với việc mở rộng nhiều chi nhánh, nhưng thực tế đó chỉ là một phương án điển hình vì chúng ta còn rất nhiều cách thức khác để gia tăng doanh thu và quy mô. Chẳng hạn như mở rộng không gian thêm nhiều máy móc, thiết bị mới, mở thêm các dịch vụ gia tăng hoặc các lớp bộ môn theo chủ đề yoga, nhảy thể thao, boxing,… tất cả các hoạt động này đều giúp phòng tập của bạn mở rộng nhóm khách hàng tiềm năng đồng nghĩa với việc tiếp cận được thị trường nhiều hơn, quy mô phòng tập ngày càng lớn và uy tín hơn.
Mở rộng, nhân bản chuỗi phòng tập
Khi phòng tập gym mà bạn xây dựng gần như đã ổn định hoàn toàn và có chất lượng uy tín, doanh thu tốt thì việc mở rộng để nhân bản chuỗi phòng tập là điều đáng để thử. Giai đoạn này không chỉ giúp gia tăng độ nhận diện, độ phủ rộng mà còn tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn, với kinh nghiệm đã từng thành công thì hiểu rõ doanh nghiệp thì các bước thiết lập những chi nhánh sau cũng không còn quá khó đối với chủ đầu tư. Tất nhiên khi mở rộng và nhân bản mô hình phòng tập gym cũng sẽ có thêm nhiều vấn đề cần giải quyết để duy trì chất lượng đồng đều cho toàn bộ hệ thống, chủ đầu tư sẽ có cơ hội thách thức với cách vận hành mới theo dạng chuỗi đầy hứa hẹn về mặt doanh thu cũng như lợi nhuận.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về mở phòng gym. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ