Cách Phục Hồi Chức Năng Khớp Gối Sau Phẫu Thuật

Phẫu thuật chỉnh hoặc thay khớp gối hiện nay khá phổ biến do tình trạng cứng khớp gối gây khó khăn trong cử động và sinh hoạt hàng ngày, bệnh lý này đến từ nhiều nguyên nhân từ chấn thương và cả những bệnh lý mãn tính. Vậy hiện nay có những phương pháp trị liệu phục hồi chức năng nào cho các vấn đề khớp gối sau phẫu thuật và có mang lại hiệu quả hay không, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin đến bạn và những người đang quan tâm đến phục hồi chức năng khớp gối, điều trị sau phẫu thuật khớp gối.

Giảm đau và giảm viêm

Cách Phục Hồi Chức Năng Khớp Gối Sau Phẫu Thuật 1

Giai đoạn đầu ngay sau khi thực hiện phẫu thuật khớp gối thì tình trạng sưng nề hoặc đau nhói hoàn toàn có thể xảy ra với tỉ lệ cao, đây cũng là triệu chứng bình thường nên bệnh nhân không cần phải quá lo lắng. Những cơn đau đến từ nguyên nhân ổ viêm hoặc các kích thích đến vùng cơ tứ đầu hay quanh khớp gối vì cơ thể đang thích ứng sau quá trình điều trị xâm lấn bằng phẫu thuật. Trong trường hợp này trước hết bệnh nhân cần chuẩn bị trước một tinh thần thoải mái cùng những biện pháp để sẵn sàng đối phó làm giảm các cơn đau bằng nhiều hình thức như xoa bóp nóng, chườm lạnh nhiều lần trong ngày hoặc kê cao chân để giảm tải áp lực lên vị trí khớp gối khi xảy ra các cơn đau.

Phương pháp kim siêu vi giảm viêm

Bên cạnh đó nếu muốn cải thiện tình trạng đau hau hay viêm đau khớp gối có thể thử phương pháp “Kim Siêu Vi” kết hợp với việc dùng thuốc đông y để có thể loại bỏ được trực tiếp cảm giác đau đớn, khó chịu. Bệnh nhân có thể tìm kiếm đến các trung tâm trị liệu uy tín có sử dụng phương pháp kim siêu vi này để được thăm khám và điều trị, chỉ mất khoảng 15-20 phút cho mỗi buổi thực hiện nhưng mang lại hiệu quả tương đối khả quan, giải tỏa được những cơn đau nhức ở quanh gối và cải thiện được khả năng di chuyển một cách ổn định hơn.

Vật lý trị liệu sớm sau phẫu thuật

Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp gối sẽ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ tùy vào tình trạng hồi phục và thể chất của bệnh nhân sau khi phẫu thuật khớp gối. Nhưng thông thường theo các bác sĩ hàng đầu thì càng thực hiện vật lý trị liệu càng sớm hiệu quả sẽ càng cao. Những phương án vật lý trị liệu dù là theo hình thức thụ động hay chủ động cũng đều có những lợi ích riêng, mục tiêu là cải thiện khả năng hoạt động của khớp gối một cách nhanh chóng, giảm đau giảm nguy cơ sưng nề, tăng khả năng chịu lực đầu gối và giúp bệnh nhân sớm có thể trở lại với những hoạt động, sinh hoạt trong cuộc sống bình thường.

Cách Phục Hồi Chức Năng Khớp Gối Sau Phẫu Thuật 2
(Tập phục hồi vật lý trị liệu khớp gối)

Hiệu quả và ưu điểm

Tập vật lý trị liệu hoặc điều trị vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp gối bằng thiết bị có ưu điểm là hạn chế bệnh nhân phải sử dụng đến thuốc uống, an toàn ít biến chứng và tỷ lệ kháng viêm cao, chi phí thực hiện không quá tốn kém. Tuy nhiên điểm bù lại đó là thời gian phục hồi cần dài hơn và cần sự kiên nhẫn theo đuổi lịch điều trị một cách chặt chẽ. Hiện tại có rất nhiều hình thức vật lý trị liệu khớp gối cho bệnh nhân điều trị tùy vào tình trạng, chẳng hạn như sóng ngắn trị liệu, xung kích trị liệu, điện xung trị liệu, thư giãn khớp gối bằng máy nén ép, vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại,…

Tập phục hồi chức năng khớp gối

Phương pháp tập phục hồi chức năng khớp gối chủ động được xem là các chuỗi bài tập hiệu quả nhất giúp người bệnh sớm lấy lại được khả năng vận động và có thể tự sinh hoạt cá nhân một cách dễ dàng, thuận lợi. Đây cũng được xem là một nhóm thuộc vật lý trị liệu vì người tập sẽ sử dụng lực vận động cơ học để rèn luyện khả năng hoạt động ở khớp gối.

Cách Phục Hồi Chức Năng Khớp Gối Sau Phẫu Thuật 3
(Động tác tập phục hồi chức năng khớp gối)

Hiệu quả và ưu điểm

Tập phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật thay khớp gối mang đến rất nhiều lợi ích nhưng cần khoảng thời gian trung bình từ 10 – 12 tuần để có được những kết quả rõ rệt. Tùy vào tình trạng bệnh và tiến độ cải thiện của bệnh nhân mà quá trình này có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân. 

Bài tập phục hồi chức năng khớp gối thường được sử dụng

Bài tập lấy lại tầm vận động của khớp gối

Bệnh nhân khi thực hiện sẽ tập các chuyển động cơ bản của khớp gối ngay trên giường bệnh sau phẫu thuật bằng những động tác: gập đầu gối, dạng – khép chân nhẹ nhàng, duỗi chân – nâng chân, kéo giãn cơ chân, bao gồm đầu gối, tập đưa đầu gối về phía mông, động tác nằm nghiêng, nâng chân,… Sau mỗi giai đoạn tập luyện, tầm cử động của khớp gối sẽ dần được tăng lên đáng kể, nên bắt đầu với tầm tối đa là 115 độ và đạt đến mức 135 độ.

Đây đều là những chuyển động căn bản giúp bệnh nhân dần lấy lại được khả năng cảm nhận và tăng biên  độ cử động của khớp gối, làm nền tảng cho những giai đoạn phục hồi chuyên sâu hơn về sau.

Bài tập làm vững chắc khớp gối

Cách Phục Hồi Chức Năng Khớp Gối Sau Phẫu Thuật 4
(Bài tập khỏe khớp gối)

Trong giai đoạn 6 – 8 tuần sau khi phẫu thuật khớp gối sẽ thích hợp để bệnh nhân chuyển sang những bài tập tăng sức mạnh và độ vững chắc của khớp gối, có thể đỡ được trọng lượng cơ thể cá nhân một cách dễ dàng. Nói một cách khác thì cách luyện tập trong thời kỳ này cũng gần giống như tập gym chuyên biệt cho vùng khớp gối nhưng tất nhiên là với cường độ phù hợp.

 Những bài tập phù hợp làm vững chắc khớp gối, tăng sức mạnh cơ đùi hoặc cơ tứ đầu có thể áp dụng như:

  • Vận động xương bánh chè
  • Tập nâng chân thẳng
  • Tập lấy lại khả năng chịu lực độc lập của chân bên phẫu thuật
  • Bài tập kéo dãn cơ đùi sau
  • Bài tập nâng bắp chân
  • Bài tập squat mini với cường độ nhẹ

Chịu lực thăng bằng

Giữ thăng bằng cho người sau phẫu thuật khớp gối là kỹ năng cần phải kiên nhẫn tập luyện thường xuyên khi phục hồi chức năng khớp gối. Đây là những động tác đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhóm cơ cùng lúc để đảm bảo sự ổn định của cơ thể. Khi đã biết cách kiểm soát các bộ phận liên quan để tập giữ thăng bằng trong cả lúc tĩnh lẫn lúc chuyển động thì người bệnh mới có nền tảng để đảm bảo cho những bài tập di chuyển, đi đứng hoặc thậm chí là chơi thể thao nhẹ nhàng.

Những bài tập các tác động tốt đến khả năng giữ thăng bằng mà bệnh nhân có thể tham khảo như sau:

  • Bài tập nâng gót chân và nhón chân
  • Bài tập nhón chân thăng bằng
  • Bài tập đứng một chân
  • Bài tập đứng một chân thăng bằng
  • Bài tập đi lùi
  • Bài tập đứng tại chỗ nhắm mắt

Hầu hết các bài tập trên đều yêu cầu duy trì tư thế trong 20 – 30 giây, giữ được sự ổn định và kiểm soát càng lâu thì khả năng giữ thăng bằng sẽ càng được cải thiện. Cần lưu ý luôn có người giám sát hoặc thiết bị hỗ trợ, có điểm tựa chắc chắn (tường, vách, lang cang, trụ đỡ) khi người bệnh mới bắt đầu tập những bài trị liệu trên.

Cách Phục Hồi Chức Năng Khớp Gối Sau Phẫu Thuật 5
(Người đàn ông thực hiện bài tập phục hồi chức năng khớp gối tại nhà)

Hoạt động chức năng

Sau khi đã trải qua các giai đoạn với từng bài tập mang tính tập luyện độc lập như trên thì giai đoạn tập luyện đa khớp, vận động phối hợp toàn thân để thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày sẽ dần đưa người bệnh trở lại với cuộc sống bình thường. Lúc này họ đã có thể dần dần thực hiện sinh hoạt cá nhân thông qua các bài tập như di chuyển theo một khoảng cách tăng dần, tập đi bộ không cần hỗ trợ, tập bước lên xuống cầu thang, tập đi bộ với khung tập, thực hiện các hoạt động cơ bản như tắm rửa, thay đồ, thực hiện động tác đứng lên ngồi xuống,…

Hiệu quả và ưu điểm

Giai đoạn trên sẽ mất khoảng 4 đến 8 tuần trị liệu, nếu có tiến triển tốt thì thậm chí bệnh nhân có thể bắt đầu tập những bộ môn thể thao nhẹ nhàng như yoga cơ bản, đi bộ chậm. tập gym với máy tập chân, tập dưỡng sinh,…

Xem thêm: 9 Lưu Ý Khi Tập Phục Hồi Chức Năng Quan Trọng

Lưu ý sau khi phẫu thuật khớp gối

Cách Phục Hồi Chức Năng Khớp Gối Sau Phẫu Thuật 6

Để phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật đạt hiệu quả tốt nhất, cần lưu ý một số điều sau:

  1. Chuẩn bị môi trường thoải mái cho người bệnh sau phẫu thuật, càng thoáng mát và gần người xung quanh càng tốt. Nếu là điều trị tại nhà thì phòng cần lắp đặt các dụng cụ cần thiết như nhà vệ sinh có tay vịn an toàn, ghế tắm, nạng hoặc gậy chống, xe tập đi nhằm loại bỏ các mối nguy hiểm, tránh cho người bệnh vấp ngã, chấn thương.
  2. Tuân thủ hoàn toàn 100% theo phác đồ điều trị của bác sĩ chỉ định hoặc chuyên viên trị liệu, không nên tự ý điều trị theo những lời khuyên của những người thân quen hay thông tin trên mạng thiếu cơ sở khoa học chứng minh.
  3. Tập phục hồi chức năng là cả một quá trình lâu dài cần sự kiên nhẫn. Bệnh nhân nên tập luyện với cường độ từ thấp đến cao, không nên vội vã đốt cháy giai đoạn có thể khiến tình trạng khớp gối trở nghiêm trọng hơn.
  4. Tránh đứng quá lâu trong một tư thế, không gập gối quá mức ngay những tuần đầu.
  5. Luôn thận trọng trong mỗi cử động nhất là ở những ngày đầu sau phẫu thuật. Đặc biệt là những lúc thay đổi tư thế hoặc chuyển động vùng gối, nên thực hiện từ từ để dễ dàng kiểm soát tránh hoạt động quá mức biên độ khi khớp gối còn yếu.
  6. Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, không hút thuốc lá, kiêng rượu bia. Bổ sung các nhóm chất tốt cho xương khớp hoặc gia tăng sản sinh dịch khớp như Canxi, Vitamin D3, chất béo tốt (từ cá biển, dầu olive, quả bơ, các loại hạt – đậu,…)
  7. Nếu bệnh nhân có tình trạng thừa cân, béo phì cần cải thiện cân nặng để giảm áp lực trọng lượng cơ thể lên khớp gối.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về phục hồi chức năng khớp gối. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.

Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898