So Sánh Máy Chạy Bộ Trên Không Và Máy Chạy Bộ Điện

Máy chạy bộ trên không và máy chạy bộ điện đều mô phỏng hoạt động đi/chạy bộ cho phép người dùng sử dụng để hỗ trợ trong quá trình tập luyện. Dù vậy, nhưng nhờ vào việc ứng dụng các nguyên lý hoạt động khác nhau mà hai thiết bị này đều có những điểm khác biệt từ cơ chế, cấu tạo đến cách sử dụng. Sau cùng các tác động cũng như nhóm đối tượng có thể sử dụng sản phẩm để tập luyện cũng có những đặc điểm riêng. Cùng Gymaster so sánh máy chạy bộ trên không và máy chạy bộ điện nhé.

So sánh máy chạy bộ trên không và máy chạy bộ điện

Cấu tạo

Cấu tạo máy chạy bộ trên không 

So Sánh Máy Chạy Bộ Trên Không Và Máy Chạy Bộ Điện 1

Cấu tạo là yếu tố đầu tiên khi so sánh máy chạy bộ trên không và máy chạy bộ điện. Bởi ứng dụng dựa trên nguyên lý cơ học của trục quay, máy chạy bộ trên không có cấu tạo rất đơn giản, bao gồm khung sườn, hai tay cầm bàn đạp và trục quay. Các bộ phận này đều được làm từ thép không gỉ, sau đó còn được phủ lớp sơn tĩnh điện. Nhờ đó mà sản phẩm được bảo vệ khỏi các tác nhân bên ngoài có thể gây ra oxi hóa hoặc trầy xước.  

Ngoài ra, ở phía dưới tay cầm bàn đạp sẽ được trang bị thêm những miếng đệm, chất liệu tùy dòng. Nhờ đó mà người dùng có thể đặt chân lên một cách chắc chắn, hạn chế tình trạng trơn trượt khi sử dụng thiết bị. Phần tay cầm cũng có tích hợp thêm miếng đệm mút, bạn hoàn toàn có thể cầm nắm trong nhiều giờ. Dù có dùng lực mạnh, miết chặt thì vẫn hạn chế, không bị lực ma sát gây phồng rộp bàn tay. 

Cấu tạo máy chạy bộ điện 

So Sánh Máy Chạy Bộ Trên Không Và Máy Chạy Bộ Điện 2

Ngược lại với máy chạy chạy bộ trên không thì máy chạy bộ điện lại được ứng dụng sử dụng điện năng 100%. Do đó, mà cấu tạo của thiết bị này phức tạp hơn nhiều so với thiết bị còn lại. Sản phẩm được cấu tạo chủ yếu dựa trên 3 bộ phận khung sườn, băng tải và động cơ. Mỗi bộ phận sẽ đảm đương một nhiệm vụ khác nhau trong quá trình vận hành hoạt động. 

Khung sườn thường được được làm từ thép không gỉ, phủ sơn tĩnh điện để hạn chế tình trạng trầy xước trong quá trình sử dụng. Thường sẽ chịu trách nhiệm nâng đỡ cho các bộ phận còn lại cũng như chịu tải trọng của người sử dụng nên sẽ chắc chắn, chịu lực tốt. Nếu như thiết bị trên không chân sẽ không chạm đất, thì ở đây băng tải sẽ chịu trách nhiệm cho chân tiếp đất. Còn động cơ sẽ tham gia vào quá trình vận hành của thiết bị, cho phép thảm tập hoạt động. 

Ngoài ra, máy chạy bộ điện cũng trang bị thêm bảng điều khiển, màn hình, cảm ứng nhịp tim, nút khóa an toàn hoặc tính năng giải trí xem phim, ca nhạc… 

Cơ chế hoạt động

Cơ chế máy chạy bộ trên không

So Sánh Máy Chạy Bộ Trên Không Và Máy Chạy Bộ Điện 3

Máy chạy bộ trên không ứng dụng các nguyên lý cơ học nên cơ chế hoạt động của thiết bị phụ thuộc 100% vào sức của người sử dụng. Điều này được thấy rõ khi bạn đặt chân lên tay cầm bàn đạp và thực hiện thao tác luân phiên đưa lên trước-ra sau. Vì vậy gần như sản phẩm chỉ có một chế độ duy nhất. Và lúc này tốc độ sẽ do người dùng tự điều chỉnh theo ý thích và nhu cầu của giai đoạn tập luyện.   

Cơ chế hoạt động máy chạy bộ điện

So Sánh Máy Chạy Bộ Trên Không Và Máy Chạy Bộ Điện 4

Ngược lại, máy chạy bộ sử dụng điện năng nên có thể vận hành động cơ và sử dụng các chương trình được lập trình sẵn. Sau khi khởi động và thiết lập, motor (động cơ) bật, con lăn (rulo) quay nhờ lực ma sát giúp băng tải (thảm tập) di chuyển. Nhờ đó mà người dùng có thể thực hiện đi bộ hay chạy bộ tại chỗ. Tốc độ sẽ được tùy chỉnh trên bảng điều khiển theo các cài đặt sẵn trên thiết bị. Tùy thuộc vào động cơ mà máy chạy bộ điện có thể đạt tốc độ tối đa là bao nhiêu, con số này thường trải dài từ 10-20km/h. 

Ngoài ra, sản phẩm cũng được tích hợp nhiều chế độ mô phỏng địa hình khác nhau nhờ vào việc điều chỉnh độ nghiêng và độ ì của thảm tập. Do đó, bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm đa dạng các cài đặt sẵn hoặc tự điều chỉnh ngay trên thiết bị để mang lại nhiều trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm.  

Cách sử dụng

Cách sử dụng máy chạy bộ trên không

Máy chạy bộ trên không sử dụng khá đơn giản. Đầu tiên bạn giữ chắc tay cầm bàn đạp, sau đó đặt chân lên miếng đệm dưới một cách từ từ và dứt khoát. Sau đấy, với nguyên tắc trái trước, phải sau và ngược lại thì bạn đã có thể sử dụng thiết bị. Ban đầu có thể nhiều người mới làm quen với thiết bị sẽ thấy khó khăn, nhưng khi đã quen và thành thục thì đây không còn là vấn đề nữa. Khi muốn ngưng sử dụng, bạn chỉ cần từ điều chỉnh giảm tốc độ và dừng hẳn. 

Cách sử dụng máy chạy bộ điện

Dù chỉ đơn giản là bấm nút và thực hiện tuy nhiên máy chạy bộ điện vẫn gây khó khăn cho người dùng. Sau một loạt các thao tác, điều chỉnh chế độ hoặc chọn cài đặt sẵn, bạn có thể chạy hoặc đi bộ trên thiết bị. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải nằm lòng và thuộc các chức năng của từng phím cũng như những thông số hiển thị trên màn hình. Nếu bạn là người mới sử dụng, hoặc là người lớn tuổi, sẽ mất nhiều thời gian hơn để sử dụng thiết bị một cách thành thạo. 

Chưa kể, với nhiều người là tay mơ trong việc tập luyện, dễ bị nhầm lẫn với các tốc độ dành cho dân chuyên, nhất là trẻ em. Vì khi sử dụng máy chạy bộ điện thì bạn sẽ phụ thuộc 100% vào thiết bị, thay vì có thể tự điều chỉnh như sản phẩm chạy bộ trên không. Điều này vô tình gây nguy hiểm và an toàn cho nhóm người này chỉ vì những hạn chế của họ khi sử dụng. 

Nên sử dụng máy chạy bộ trên không hay máy chạy bộ điện

Ai nên sử dụng máy chạy bộ trên không

So Sánh Máy Chạy Bộ Trên Không Và Máy Chạy Bộ Điện 5

Máy chạy bộ trên không thích hợp với hầu hết các nhóm đối tượng, bởi cách sử dụng đơn giản và có thể tùy chỉnh theo lực tác động của người dùng. Bên cạnh đó, nhờ vào việc hạn chế để bàn chân tiếp đất mà làm giảm các áp lực của cơ thể lên hệ thống xương khớp. Điều này giúp cho những người có các vấn đề liên quan đến khớp gối có thể sử dụng thiết bị một cách bình thường và hiệu quả. Đối với nhóm người có sức khỏe yếu và trẻ em trên 10 tuổi cũng cho phép sản phẩm hỗ trợ tập luyện. 

Ai nên sử dụng máy chạy bộ điện

So Sánh Máy Chạy Bộ Trên Không Và Máy Chạy Bộ Điện 6

Với máy chạy bộ điện, vì các hoạt động của máy sẽ được thiết lập theo các chế độ, chương trình được cài đặt sẵn nên việc điều chỉnh cũng phụ thuộc hoàn toàn vào thiết bị. Do đó sẽ có một số nhóm đối tượng gặp khó khăn trong việc thao tác tùy chỉnh cũng như sử dụng sản phẩm. Chưa kể, tốc độ cũng như việc chân phải tiếp đất với băng tải cũng khiến cho nhóm đối tượng có vấn đề về xương khớp hay sức khỏe yếu gặp các hạn chế việc khi lựa chọn thiết bị để hỗ trợ tập luyện. Máy chạy bộ phổ biến và cực kỳ phù hợp cho những ai muốn luyện tập sức bền, tăng khả năng vận động , phát triển cơ bắp thân dưới và đốt cháy calo.

Giá thành

Nếu so về giá thành, thì máy chạy bộ trên không có ưu điểm là giá thành rẻ hơn so với máy chạy bộ điện. Bởi nguyên lý hoạt động và cấu tạo đơn giản nên mức giá các nhà sản xuất đưa ra thị trường tối ưu hơn rất nhiều. Vì vậy mà sản phẩm có thể tiếp cận với nhiều nhóm khách hàng hàng hơn, nhất là nhóm có hạn hẹp về ngân sách và tài chính.

Tuy nhiên, mặc dù máy chạy bộ điện đắt rất nhiều, nhưng do nhu cầu mà các thương hiệu đã tung ra rất nhiều các sản phẩm với nhiều phân khúc giá thành khác nhau. Điều này giúp cho khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm một cách dễ dàng hơn. Tùy vào khả năng tài chính và nhu cầu, bạn có thể cất nhắc và lựa chọn máy chạy bộ điện phù hợp. 

So sánh máy chạy bộ trên không và máy chạy bộ điện

so sánh máy chạy bộ trên không và máy chạy bộ điện

Máy chạy bộ trên khôngMáy chạy bộ điện
Cấu tạoCấu tạo đơn giản, dựa trên nguyên lý cơ học của trục quay.Cấu tạo chủ yếu dựa trên 3 bộ phận khung sườn, băng tải và động cơ
Cơ chế hoạt độngNguyên lý cơ học nên cơ chế hoạt động của thiết bị phụ thuộc 100% vào sức của người sử dụngCó thể vận hành động cơ điện và sử dụng các chương trình được lập trình sẵn.
Cách sử dụngGiữ chắc tay cầm bàn đạp, sau đó đặt chân lên miếng đệm dưới một cách từ từ và dứt khoát. Sau đấy, với nguyên tắc trái trước, phải sau và ngược lại thì bạn đã có thể sử dụng thiết bịKhởi động máy, chọn chế độ hoặc tự điều chỉnh chế độ cài sẵn.
Ai nên sử dụngMọi đối tượng, khuyên dùng cho người gặp vấn đề xương khớp cần cải thiện vận động nhẹ nhàng.Phù hợp cho gần như tất cả mọi đối tượng, ngoại từ người gặp vấn đề về khớp chân.
Kích thướcNhỏ gọnĐa phần có kích thước lớn, cồng kềnh. red
Giá thànhThấp hơnCao hơn

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về so sánh máy chạy bộ trên không và máy chạy bộ điện. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.

Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ








    Loại phòng Gym cần tư vấn:

    Diện tích dự kiến (điền thông tin m²)