So Sánh 4 Chất Liệu Lót Sàn Phòng Gym Phổ Biến Hiện Nay

Trong quá trình thiết kế và setup phòng gym, yoga thì chọn chất liệu lót sàn là một trong những điều cần tính toán đầu tiên vì đây là phần nền tảng quan trọng có tác dụng vừa chống chịu lực, giảm tiếng ồn vừa mang lại tính thẩm mỹ cho không gian luyện tập thể hình. Sau đây là tất cả những thông tin, đánh giá về 4 chất liệu lót sàn phổ biến nhất hiện nay cho phòng gym để các nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp có thể chọn lựa được chất liệu phù hớp với nhu cầu, mục đích sử dụng.

Lót sàn phòng gym thảm cỏ nhân tạo

Thảm cỏ nhân tạo là một chất liệu đã được ứng dụng từ rất lâu trong thiết kế phòng gym, chúng có hiệu ứng nịnh mắt với màu sắc dễ chịu, tạo sự êm ái và tăng cường độ bám chân khi người luyện tập đứng trên đó. Đồng thời loại sàn này cũng có độ giảm ồn do các tác động lực gây ra khá tốt, giảm trơn trượt nên vô cùng an toàn. 

So Sánh 4 Chất Liệu Lót Sàn Phòng Gym Phổ Biến Hiện Nay 1

Độ bền thảm cỏ nhân tạo

Xét về độ bền thì thảm cỏ nhân tạo không quá nổi bật vì độ dày khá mỏng, khả năng chịu nhiệt kém hơn các loại sàn gỗ, sàn cao su hay sàn vinyl,…

Ưu điểm của sàn thảm cỏ nhân tạo

So Sánh 4 Chất Liệu Lót Sàn Phòng Gym Phổ Biến Hiện Nay 2

Nhìn chung thảm cỏ nhân tạo có ưu điểm giá thành khá rẻ trong tất cả các loại lót sàn phòng gym thế nhưng thật sự hiếm có nơi đâu chỉ lót sàn bằng chất liệu này. Thảm cỏ nhân tạo sẽ phát huy hiệu quả khi được sử dụng làm điểm nhấn cho lối đi hoặc phân vùng cho khu vực kéo tạ, tập bodyweight hay các bài tập với dụng cụ. Đây là một chất liệu rất dễ thi lắp đặt nên sẽ không gây phát sinh thêm nhiều chi phí thi công, ngoài ra cảm giác mát mắt hài hòa của loại thảm này cũng rất hợp với xu hướng thiết kế phong cách thiên nhiên hiện nay.

Chi phí lót sàn phòng gym cỏ nhân tạo

Mọi mô hình phòng gym đều có thể sử dụng thảm cỏ nhân tạo để lót sàn phòng gym vì chi phí hợp lý, đa dạng chủng loại, chất lượng từ 65,000/m2 cho đến hơn 350,000/m2 tùy độ dày mỏng, tùy độ hoàn thiện bề mặt tốt và nơi sản xuất. Những phòng gym bình dân thường dùng chất liệu thảm cỏ trải sàn độ cao dưới 1cm. Trong khi đó các dự án cao cấp hơn sẽ dùng loại cỏ có độ cao từ 2cm-3cm, màu sắc đậm hơn  mang đến cảm giác như cỏ thật hơn, trông không gian vẫn vô cùng sang trọng và xanh mướt.

Lót sàn phòng gym thảm cao su, gạch cao su

Cả 2 loại thảm trải sàn cao su hay gạch cao su đều là những chất liệu tối ưu nhất cả về hiệu năng lẫn chi phí khi dùng để lót sàn phòng gym. Mặc dù có một số điểm khác nhau về cấu tạo, vật liệu và cách lắp đặt nhưng nhìn chung cả 2 vẫn có đặc tính mềm mại, an toàn tuyệt đối cho người luyện tập, hạn chế chấn thương do lực đàn hồi gây ra.

So Sánh 4 Chất Liệu Lót Sàn Phòng Gym Phổ Biến Hiện Nay 3

Ưu điểm của thảm cao su, gạch cao su

Thảm cao su đa dạng về chủng loại, kết cấu thường gồm lớp đế từ hạt cao su EPDM và lớp bề mặt từ hạt cao su SBR, hoặc cũng có thể là hỗn hợp trộn giữa hạt cao su EDPM và keo PU. Mật độ phủ hạt EPDM từ 15% đến 30% tùy công nghệ sản xuất và giá cả của loại thảm cao su.

Độ bền thảm cao su, gạch cao su

So Sánh 4 Chất Liệu Lót Sàn Phòng Gym Phổ Biến Hiện Nay 4

Độ bền của thảm cao su và gạch cao su đều rất vượt trội với khả năng chống cháy đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, chịu được áp lực cao và có thể cách điện, thấm hút nước nhanh nên không dễ gây ẩm mốc trong quá trình sử dụng.

Độ bền của thảm cao su và gạch cao su đều rất vượt trội với khả năng chống cháy đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, chịu được áp lực cao và có thể cách điện, thấm hút nước nhanh nên không dễ gây ẩm mốc trong quá trình sử dụng.

Ưu điểm của thảm cao su, gạch cao su

Tính đến thời điểm hiện tại, các chất liệu lót sàn từ cao su là tất cả những gì mà một phòng tập gym cần đến vì có nhiều ưu điểm về tuổi thọ sử dụng, tiêu giảm âm tốt và tuyệt đối an toàn. Ngoài ra, lợi thế về khả năng dễ dàng lau chùi, vệ sinh cũng mang đến sự hấp dẫn cho những nhà đầu tư khi chọn lựa chất liệu lót sàn cho phòng gym. Có vẻ như chất liệu cao su luôn gắn liền với những khái niệm như êm ái, đàn hồi tốt nên tâm lý người luyện tập đứng trên sàn cao su thì có vẻ họ cảm thấy tự tin và an toàn hơn.

Tất nhiên, chúng vẫn sẽ có một số khuyết điểm nhất định như tính thẩm mỹ không quá cao, thời gian lắp đặt tương đối vì cần trình độ thi công tốt, các mép mối ghép giữa các viên gạch cao su có thể bung lên sau một thời gian dài…

Thảm cao su, gạch cao su khi kết hợp cùng thảm cỏ nhân tạo thì quả thật là một combo hoàn hảo cho mọi không gian và mọi thể loại mô hình phòng gym từ phổ thông cho đến cao cấp. Tùy vào khả năng thẩm mỹ của đơn vị thiết kế mà những chất liệu này đều có thể được tận dụng một cách hiệu quả trên nhiều phân khúc phòng tập gym khác nhau.

Chi phí lót thảm cao su, gạch cao su

Gạch cao su thì có mức giá thấp hơn thảm cao su một chút, vẫn là sử dụng hạt cao su EPDM hoặc dùng bột cao su để ép thành những viên gạch nhỏ. Vì thế công đoạn thi công yêu cầu sự tỉ mỉ, kỹ năng ghép gạch lát sàn phức tạp hơn.

Lót sàn phòng gym thảm xốp

So Sánh 4 Chất Liệu Lót Sàn Phòng Gym Phổ Biến Hiện Nay 5

Chất liệu thảm xốp thực chất là những miếng xốp vuông kích thước khoảng 50x50cm cho đến 80cm x 80cm có các mảnh khuyết – đầy để khi ghép với nhau chúng sẽ tạo độ bám chắc chắn. Mảng thảm xốp được sử dụng rất phổ biến bởi giá thành rẻ, dễ mua, thường sử dụng để lót cho một số mảng khu vực tập tạ nhất định.

Tương tự như thảm cỏ nhân tạo, thảm xốp có tuổi thọ sử dụng không quá cao vì vậy sau một thời gian sử dụng thì phòng gym cần kiểm tra thay mới định kỳ. Điều này cũng khá dễ lý giải bởi tính chất của các hạt xốp chịu lực kém hơn, độ đàn hồi cũng ít hơn dạng thảm lót sàn cao su.

Ưu điểm của thảm xốp

So Sánh 4 Chất Liệu Lót Sàn Phòng Gym Phổ Biến Hiện Nay 6

Ưu điểm lớn nhất của loại lót sàn thảm xốp đó là rẻ nên giúp các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí ban đầu, cách thực hiện thi công cũng dễ dàng vì thế càng được các phòng gym nhỏ tự điều hành theo kiểu hộ kinh doanh rất ưa chuộng loại sàn này, chúng vẫn đáp ứng được độ an toàn, chống trượt và giảm ồn trong một mức độ nhất định. Khả năng chịu lực và độ đàn hồi của thảm xốp không cao vì thế không nên dùng chất liệu này để trải cho khu máy tạ vì bề mặt thảm dễ bị lún nhẹ tạo sự gồ ghề. Bên cạnh đó nếu chủ đầu tư là người đề cao yếu tố phòng cháy chữa cháy thì nên cân nhắc những chất liệu chịu nhiệt, chịu lửa tốt hơn còn thảm xốp có lẽ không phải là sự lựa chọn tối ưu cho tiêu chí này.

Với tất cả các đặc tính trên thì dễ dàng thấy được ứng dụng chủ yếu của loại thảm xốp vẫn là phổ biến và chuyên dụng cho phòng tập gym bình dân hoặc chỉ để lót sàn một số khu vực tập yoga, tập võ, tập tạ đơn nhẹ nhàng cho một số phòng gym trung cấp. Sử dụng thảm xốp trải sàn trên các phòng tập cao cấp thường không đem lại cảm giác sang trọng và tính thẩm mỹ cao.

Lót sàn phòng gym thảm nỉ

Chất liệu vải nỉ lót sàn hay còn gọi thảm sợi vải được ứng dụng cho phòng gym, yoga và fitness đã phổ biến từ rất lâu vì cảm giác êm ái, hiệu quả thẩm mỹ của chất liệu này đem đến cho người sử dụng rất tốt. Hiện nay chất liệu vải nỉ lót sàn ngày càng được cải tiến về chất lượng và màu sắc, hoa văn đa dạng phong phú nên hầu như đây là loại chất liệu không bao giờ lỗi thời.

So Sánh 4 Chất Liệu Lót Sàn Phòng Gym Phổ Biến Hiện Nay 7

Độ bền thảm nỉ

Nói về độ bền và tuổi thọ sử dụng thì loại thảm nỉ lót sàn không hề kém cạnh so với loại sàn thảm cao su vì chúng có khả năng bám chặt vào bề mặt sàn nền. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với những loại thảm nỉ có độ dày nhất định giá thành cao, còn một số loại rẻ tiền quá mỏng thì độ bền sẽ kém hơn rất nhiều.

Ưu điểm thảm nỉ

Có thể nói rằng loại thảm nỉ lót sàn phòng gym đem lại sự hài hòa khi đáp ứng được tiêu chí bền và đẹp, chi phí có thể cao hơn một chút so với thảm cỏ nhân tạo hay thảm xốp nhưng dễ dàng đem lại sự sang trọng cho phòng gym, thời gian sử dụng cần thay thế cũng lâu hơn. Bên cạnh đó thì thảm nỉ cũng có khuyết điểm là độ cách âm không được tối ưu, khả năng chống cháy phụ thuộc vào chất lượng vải nỉ nhưng vẫn ở mức trung bình trở xuống và cuối cùng là khó vệ sinh hơn, thảm dễ hút nước nên dễ để lại các vết ố nếu lỡ để nước thấm xuống sàn.

Chi phí thảm nỉ

Tùy vào quy mô và chi phí đầu tư của phòng gym mà loại chất liệu thảm nỉ được sử dụng khác nhau. Với những doanh nghiệp, hộ kinh doanh phòng gym nhỏ thì chất liệu thảm nỉ sử dụng thường mỏng, giá rẻ, chủ yếu để lót che bề mặt sàn và mang một ít tính năng giảm trượt, giảm ma sát. Trong khi đó sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng của những loại thảm nỉ cao cấp lại mang đến hiệu năng cao hơn, bền hơn và thậm chí còn làm gia tăng sự sang trọng cho phòng gym.

Tóm tắt so sánh 4 chất liệu lót sàn phòng gym

Nếu những thông tin trên vẫn còn khiến bạn phân vân thì bảng tóm tắt sau đây sẽ là bí kíp được rút gọn một cách trực quan và dễ hiểu giúp chủ đầu tư dễ dàng phân biệt các loại chất liệu lót sàn, nhanh chóng chọn được phương án hợp lý.

So Sánh 4 Chất Liệu Lót Sàn Phòng Gym Phổ Biến Hiện Nay 8

Thảm cỏ nhân tạoThảm cao su, gạch cao suThảm xốp Thảm nỉ
Đặc tính nổi bật
  • Tính thẩm mỹ cao, dịu mắt.
  • An toàn, chống trơn trượt tốt.
    Không thấm nước, không bị ẩm mốc.
  • Độ cách âm, giảm ồn khá tốt.
  • An toàn, chống trơn trượt tuyệt đối.
  • Độ đàn hồi cao, tạo sự êm ái hạn chế chấn thương cho người sử dụng.
    Không thấm nước, không bị ẩm mốc.
  • Chống cháy, chịu lửa hiệu quả.
  • Độ cách âm, giảm ồn rất tốt.
  • Dễ thi công lắp đặt, thay mới
  • Êm ái dễ chịu, chống trượt khá tốt.
  • An toàn cho người sử dụng.
  • Ít gây ẩm mốc
  • Tính năng giảm ồn khá hiệu quả.
  • Đa dạng mẫu mã, màu sắc, chất liệu tạo nên tính thẩm mỹ rất cao
  • Độ dày tốt, dễ bám chắc vào bề mặt sàn bên dưới.
  • Chất liệu dễ thấm nước nên an toàn chống trơn trượt tuyệt đối.
Khuyết điểm
  • Chỉ sử dụng cho một vùng diện tích trong phòng gym.
  • Không chịu được lửa cao.
Ít màu sắc và ít sự lựa chọn.
  • Tính thẩm mỹ chưa được cao.
  • Độ đàn hồi, chống cháy kém.
  • Những loại thảm nỉ giá thấp thường rất mỏng, độ bền không cao.
  • Cách âm, giảm ồn kém.
Độ bền
  • Độ bền kết cấu tốt, ít bị biến dạng trong quá trình sử dụng.
  • Độ bền màu kém hơn, dễ bị bay màu dưới tác động của ánh sáng, nhiệt độ
Rất bền, tuổi thọ sử dụng lâu dàiĐộ bền, khả năng chống chịu ở mức trung bìnhKhá cao, tùy vào chất lượng, độ dày của  loại thảm nỉ sử dụng.
Giá cảGiá rẻ, thường chỉ từ 65,000/m2
  • Giá thành khá cao so hơn với các chất liệu khác.
  • Thảm cao su thường có giá cao hơn gạch cao su
Giá thành phù hợp với nhiều mô hình phòng gym. Không quá cao.Vô cùng đa dạng về giá cả, từ rất rẻ cho đến rất đắt (loại cao cấp).
Ứng dụng
  • Trang trí, tạo điểm nhấn
  • Sử dụng cho khu vực tập cardio, khởi động, tập với thảm và phụ kiện.
Có thể dùng cho toàn bộ phòng gym hoặc khu tập tạ, tập võ, khu tập máyĐược khuyến nghị dùng cho khu vực tập võ, tập yoga, tập tạ đơn và khu vực giàn máy đa năng
  • Có thể lát toàn sàn phòng gym sử dụng đúng công năng giảm trượt, giảm ồn, tạo cảm giác sạch sẽ, êm ái.
  • Sử dụng kết hợp để trang trí, phân chia các vùng tập.
  • Tạo sự sang trọng cho không gian phòng tập
Phân khúc phòng gym phù hợpSử dụng nhiều cho các phòng gym phổ thông, bình dânCác phòng tập gym trung cấp trở lên, có chi phí đầu tư tương đối.Sử dụng nhiều cho các phòng gym phổ thông, bình dânHợp với mọi phân khúc và chi phí đầu tư của nhiều mô hình phòng gym.

Theo các thông tin đã được cung cấp như trên, mỗi loại chất liệu lót sàn đều có các ưu khuyết điểm đặc trưng và giá thành khác nhau vì vậy người chủ đầu tư hay chủ phòng gym cần xác định chi phí và mục đích sử dụng để chọn được loại phù hợp. Xét về khả năng chống chịu tốt nhất có độ bền lâu dài thì các loại thảm cao su/ gạch cao su sẽ là cao nhất, tiếp đến là thảm nỉ, thảm cỏ nhân tạo và cuối cùng sẽ là thảm xốp dạng ghép.

Trong ứng dụng vào thiết kế, setup phòng tập gym không hẳn cứ là đắt nhất sẽ phù hợp với mô hình phòng gym mà bạn mong muốn. Chẳng hạn với phân khúc phòng gym bình dân, phổ thông hướng đến khách hàng có thu nhập trung bình mà bạn chọn loại chất liệu quá đắt thì vừa tốn chi phí ban đầu mà tuổi thọ sử dụng cũng sẽ bị giảm đi đáng kể do tần suất tác động lực từ khách hàng sẽ thường xuyên hơn.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về lót sàn phòng gym. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.

Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ








    Loại phòng Gym cần tư vấn:

    Diện tích dự kiến (điền thông tin m²)