Phục hồi chức năng gồm một hay nhiều phương pháp y học kỹ thuật kết hợp mang lại hiệu quả điều trị đáng tin cậy, có khả năng cải thiện tình trạng vận động một cách đáng kể cho người khuyết tật, người gặp chấn thương hoặc phòng ngừa các biến chứng sau phẫu thuật. Sau đây là thông tin về 10 phương pháp phục hồi chức năng phổ biến và đem lại nhiều kết quả khả quan nhất hiện nay.
Mục Lục
Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp được nhắc đến nhiều nhất trong mảng phục hồi chức năng, nhiều khi còn được hiểu lầm vật lý trị liệu chính là phục hồi chức năng, nhưng thực chất thì vật lý trị liệu chỉ là tên gọi của một nhóm các phương pháp nhằm phục vụ cho y học phục hồi. Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp dựa trên khoa học vật lý để giúp mọi người chữa trị bệnh mà không phải sử dụng thuốc. Các động vật lý này dưới nhiều hình thức (luyện tập cơ học, sóng âm, tia laser, nhiệt trị liệu,…) lên cơ thể người bệnh giúp cơ thể phục hồi các chức năng suy giảm, giảm đau, cải thiện thể lực thể chất đồng thời gián tiếp cải thiện tinh thần cho người được điều trị mà không cần (hoặc rất hạn chế) phẫu thuật.
Nhờ tính an toàn và mức độ hiệu quả cao trong điều trị mà khá nhiều bệnh nhân an tâm khi chọn lựa hình thức điều trị này mặc dù thời gian để đạt được mục đích khá dài, cần cả một quá trình kiên nhẫn. Ngày nay, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học vật lý mà ngày càng có thêm nhiều phương pháp hỗ trợ trong việc điều trị cho bệnh nhân. Điển hình như chữa trị bằng lực cơ học, các dạng sóng âm, nhiệt độ, ánh sáng,…
Theo Hiệp hội APTA (một tổ chức chuyên về trị liệu vật lý của Hoa Kỳ) cho biết, phương pháp này mang lại hiệu quả rất tốt đối với bệnh nhân điều trị các tổn thương về thể chất. Trong số đó nhóm đối tượng chiếm số đông là những người khuyết tật – tàn tật bẩm sinh, những người mất khả năng vận động điều khiển cơ thể sau tai nạn hay phẫu thuật, những người cao tuổi gặp các vấn đề về xương khớp, gân cốt hoặc sau những cơn đột quỵ. Ngoài ra vật lý trị liệu cũng được ứng dụng khá nhiều trong y học thể thao, giúp giảm đau giãn cơ và phục hồi cơ bắp ở các vận động viên.
Trị liệu bằng nước biển
Trị liệu bằng nước biển (Thalassotherapy) được nghiên cứu và đúc kết bởi Tiến sĩ Jacques de la Bonnardière người Pháp trong những năm 1860. Theo đó, phương pháp này sẽ sử dụng nhiều nguồn tài nguyên từ biển như rong biển, bùn biển, cát biển, tảo biển và nhiều nhất chính là dùng nước biển để chữa bệnh cho những người có vấn đề về khớp và chấn thương, giảm đau nhức cơ bắp, thư giãn giảm stress, giảm cân, loại bỏ các căng thẳng lo âu đem lại một tinh thần thoải mái.
Trị liệu bằng nước biển có thể bao gồm một số phương pháp chẳng hạn như:
- Tắm nước biển dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong nước biển.
- Massage cơ học kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc từ biển, chẳng hạn như rong biển, bùn hoặc cát biển.
- Hít/ thở khí hậu cạnh vùng biển. Chủ yếu phục hồi chức năng hô hấp hoặc chức năng phổi
- Tập thể dục hoặc chơi các bộ môn thể thao gắn liền với biển như chạy bộ, bơi lội, yoga trên bờ biển
Nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng liệu pháp trị liệu bằng nước biển phù hợp với tình trạng bệnh lý nhẹ hoặc để phòng ngừa những triệu chứng như đột quỵ, đau cơ xơ hóa, giảm tình trạng viêm da, …
Liệu pháp ánh sáng

Ánh sáng năng lượng mặt trời trong thời gian thích hợp có tác động chữa lành và phục hồi, kích thích sản sinh tế bào, nhất là quá trình tổng hợp Vitamin D có lợi cho xương khớp vì vậy mà liệu pháp năng lượng mặt trời rất được khuyến khích sử dụng trong các chương trình điều trị bệnh xương, khớp. Chúng ta biết đến nhiều về tác hại của các tia từ ánh sáng mặt trời UVA, UVB hay tia cực tím nhưng quên đi rằng ở một khía cạnh khác thì cơ thể của chúng ta vẫn hấp thụ những năng lượng tốt từ ánh nắng mặt trời để tự tạo cơ chế phục hồi, phát triển cho cơ thể.
Hiện nay, theo các chuyên gia thì chúng ta có thể đạt đến gần 20 lợi ích khác nhau khi biết cách áp dụng trị liệu bằng năng lượng mặt trời như: ngăn ngừa ung thư, cải thiện tâm trạng – tinh thần, giúp xương chắc khỏe, cải thiện thị lực, tăng cường hoạt động não bộ, giảm các triệu chứng hen suyễn, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, hỗ trợ khả năng sinh sản…
Ngôn ngữ trị liệu

Ngôn ngữ trị liệu là một liệu pháp tuy lạ mà quen vì tỷ lệ các đối tượng cần sử dụng đến kỹ thuật này khá cao, ở các nước đang phát triển cứ 7 người thì có 1 người bị các rối loạn giao tiếp trong khoảng thời gian nào đó của vòng đời, thường là sẽ rơi vào các trường hợp bị bệnh từ nhỏ. Còn với Việt Nam thì có khoảng 4.5 triệu người cần được áp dụng ngôn ngữ trị liệu.
Những chuyên viên/ bác sĩ ngôn ngữ trị liệu có trách nhiệm đánh giá, chẩn đoán giúp bệnh nhân phục hồi chức năng, phòng ngừa các rối loạn về âm ngữ, ngôn ngữ, giọng nói, giúp cải thiện độ lưu loát trong giao tiếp, tránh tình trạng rối loạn nuốt hoặc các triệu chứng do ảnh hưởng của bệnh khó nuốt,..
Nguyên nhân có thể xuất hiện gây nên các rối loạn ngôn ngữ có thể gặp do bẩm sinh, Mất thính lực, bệnh Parkinson, đột quỵ, chấn thương sọ não, khuyết tật trí tuệ, chứng loạn thần hay sa sút trí tuệ, lạm dụng chất kích thích, bại não, dị tật sứt môi,hở hàm ếch, ung thư,..Trong các trường hợp nghiêm trọng không thể khôi phục khả năng giao tiếp bằng lời nói, âm ngữ thì ngôn ngữ trị liệu sẽ ứng dụng hướng dẫn bệnh nhân một số phương thức giao tiếp thay thế như thủ ngữ, chữ nổi, chữ viết tay để bệnh nhân có thể truyền tải thông điệp bản thân mong muốn, cải thiện đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Trị liệu trong môi trường đa giác quan
Trẻ tự kỷ thường gặp những khó khăn với các vấn đề về xử lý giác quan do hệ thống tổ chức xử lý thông tin hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy trị liệu đa giác quan là một trong 10 phương pháp và liệu pháp phục hồi chức năng được ứng dụng tốt trong phác đồ hỗ trợ các trẻ em mắc bệnh tự kỷ. Nhưng để phương pháp trị liệu này thực sự phát huy hiệu quả thì cần có nhân viên trị liệu có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm vì sẽ tiếp xúc điều trị với nhóm đối tượng trẻ em không nhận định, kiểm soát được hành vi của bản thân.
Theo các nghiên cứu, bộ não có khả năng thay đổi hay cải thiện chức năng của nó (đặc tính linh hoạt của não) thông qua quá trình trị liệu tập trung vào việc điều hòa các giác quan một cách hợp lí chẳng hạn như điều hòa tiền đình – vận động, điều hòa thị giác, điều hòa khướu giác – vị giác, điều hòa xúc giác. Các trẻ em tự kỷ hay những đối tượng cần trị liệu đa giác quan chủ yếu sẽ được học cách cảm nhận và luyện tập cách quản lý kiểm soát những giác quan trên cơ thể, từ đó phục hồi dần chức năng cảm nhận và đánh giá thế giới xung quanh qua các giác quan.
Phục hồi chức năng chuyên sâu
Các phương pháp phục hồi chức năng chuyên sâu hiện nay phổ biến bao gồm: phục hồi chức năng sau phẫu thuật; Vật lý trị liệu hô hấp nhi; Điều trị bằng sóng Xung kích; Điều trị bằng từ trường… chủ yếu sẽ được chỉ định với các trường hợp khó khăn trong điều trị do tính nghiêm trọng và cấp bách của tình trạng bệnh lý, hoặc bệnh nhân không có khả năng tự tham gia thực hiện các bài tập phục hồi hay các bài tập vật lý trị liệu.
Thông thường khi thực hiện phục hồi chức năng chuyên sâu sẽ cần đến các máy móc, thiết bị hỗ trợ và bệnh nhân sẽ lưu trú tại bệnh viện hoặc tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi giám sát, đồng hành liên tục cho đến khi tình trạng được thuyên giảm.
Huấn luyện xe lăn
Dùng xe lăn là phương tiện để nâng đỡ cơ thể và giúp cho người bệnh di chuyển được dễ dàng, giảm thiểu hậu quả của việc bất động hay nằm lâu và tạo điều kiện cho người bệnh trở lại các sinh hoạt hàng ngày, tham gia vào các hoạt động trong gia đình, xã hội trong những trường hợp được chỉ định như liệt tứ chi, liệt hai chân, vết thương ở thân dưới chưa lành, phần cơ chi thân dưới mất sức không thể chịu được trọng lượng cơ thể trong giai đoạn chấn thương,…
Bệnh nhân sẽ được học cách sử dụng, điều khiển và kiểm soát xe lăn như một sự thay thế cho chức năng di chuyển bằng chân, hỗ trợ việc đi lại di chuyển mà không bị phụ thuộc vào người khác trợ giúp. Bên cạnh đó thì những kỹ năng giữ an toàn khi sử dụng xe lăn cực kỳ quan trọng sẽ được các chuyên viên, kỹ thuật viên hỗ trợ hướng dẫn để đảm bảo sự an toàn của người ngồi xe lăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Kéo giãn chuyên sâu
Kéo dãn là một kỹ thuật được sử dụng để kéo dài cấu trúc mô mềm bị co ngắn do giảm hay mất tính mềm dẻo, tính đàn hồi, làm gia tăng tầm vận động khớp. Những phương pháp phục hồi kéo giãn chuyên sâu hiện nay hầu hết đều cần đến sự hỗ trợ từ các thiết bị như máy y tế mới nhất như máy kéo giãn cột sống, giường kéo giãn cột sống, ghế ngồi kéo cổ,… thường sẽ được chỉ định cho các trường hợp người bệnh không thể tự thực hiện các bài tập kéo dãn hoặc tình trạng bệnh chuyển nặng, chủ yếu sẽ thuộc các đối tượng sau:
- Người bị đau cột sống mãn tính, cấp tính
- Người bị đau do chèn ép rễ thần kinh
- Người bị cong vẹo cột sống
- Bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm cột sống lưng, cổ
- Bệnh nhân lồi hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, cổ
Cụ thể hơn thì ở đây chính là ứng dụng Kéo giãn cột sống (Spinal Traction)sử dụng lực cơ học tác động lên cột sống theo chiều dọc làm giãn các khoang đốt sống và mang lại kết quả đúng mục đích điều trị. Những người tham gia điều trị kéo dãn chuyên sâu sẽ nhận được những lợi ích về mặt phục hồi chức năng thần kinh, phục hồi chức năng ngoại chấn thương và phục hồi các chức năng liên quan đến xương khớp – nhất là phần xương cột sống.
Kỹ năng hỗ trợ tâm trí và thể lực
Một yếu tố trong quá trình điều trị phục hồi chức năng khá quan trọng mà ít khi có sự quan tâm chú ý đó là sự kết hợp giữa cải thiện chức năng thể chất vừa hỗ trợ tâm trí bệnh nhân được thoải mái, dễ chịu, giảm căng thẳng thì hiệu quả trị liệu và tốc độ sẽ nhanh hơn. Tốt nhất đó là những kỹ năng về thiền hoặc một số bài tập yoga, thể dục nhẹ nhàng trong phạm vi thể lực có thể của người bệnh.
Nhất là trong các trường hợp nghiêm trọng người bệnh có khả năng đối mặt với bại liệt hoặc trong tình trạng khuyết tật bẩm sinh thì sự rèn luyện cho tâm trí lại càng quan trọng, chúng sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bệnh nhân. Những bộ môn như yoga hoặc thiền như trên đều giúp điều hòa cảm xúc, tâm trạng và một phần cải thiện sức khỏe khiến tiến độ phục hồi tốt hơn. Khi không bị áp lực hay các suy nghĩ tiêu cực thì bệnh nhân sẽ có một lối sống tích cực hơn trong mọi tình huống, cuộc sống trở nên dễ dàng và không còn cảm giác tự ti là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Giáo dục thể chất
Phương pháp giáo dục thể chất là một điều rất cần thiết để mang đến động lực luyện tập cho bệnh nhân, có thể lực tốt thì cơ thể của họ mới có sức để hồi phục lại chấn thương hay những chức năng hoạt động đang bị suy giảm. Cơ thể cũng giống như một chiếc máy cơ khí thông minh, có hoạt động liên tục thì càng mượt mà, vận hành tốt và ít hư hại nên người bệnh cần được hướng dẫn và chia sẻ, tiếp thu những kiến thức hữu ích về sức khỏe cá nhân thông qua tập luyện thể chất. Khi điều trị kết hợp cùng những bộ môn thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục tại chỗ, tập các tư thế yoga hay chỉ đơn giản là thực hiện các động tác đi, đứng, nằm, ngồi đúng cách cũng đã giúp kích hoạt chế độ phục hồi chức năng được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Những lợi ích từ tập luyện thể chất rất tốt cho sức khỏe của người cần phục hồi chức năng, càng tiếp thu được những kiến thức này và áp dụng thì chính bản thân bệnh nhân nhận được nhiều công dụng:
- Các khớp, xương được sản xuất nhiều dịch khớp giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn, hạn chế khả năng trật khớp.
- Điều hòa hơi thở, nhịp tim giúp máu vận chuyển được nhiều oxy đến các bộ phận khác.
- Sản sinh hormone nội sinh Dopamine giúp bệnh nhân cảm thấy phấn chấn, hào hứng và vui vẻ hơn.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về KW. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ