Hiện nay nhu cầu luyện tập tại các phòng gym của khách hàng ngày càng cao thế nên yếu tố khấu hao thiết bị cũng sẽ tăng tỉ lệ thuận. Vì vậy công đoạn bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy tập gym càng trở nên quan trọng, càng ít tổn hao do được chăm sóc kỹ càng ít phát sinh chi phí tốn kém cho chủ đầu tư, người dùng cũng gắn bó lâu dài với phòng tập hơn. Nếu chưa biết đến 6 cách bảo trì thiết bị phòng gym sau đây thì sẽ là quá thiệt thòi cho những ai muốn kinh doanh lĩnh vực gym.
Mục Lục
Kiểm tra độ ẩm và nhiệt độ tương đối của phòng gym thường xuyên
Nếu là chủ kinh doanh hay đầu tư phòng gym thì khi nói đến yếu tố bảo dưỡng, chăm sóc thiết bị tập cũng như cơ sở vật chất thì bạn sẽ quan tâm đến điều gì trước tiên để đảm bảo những máy móc này sẽ được sử dụng bền bỉ một cách lâu dài?. Hầu hết chúng ta dễ nghĩ ngay đến các thứ như là xây dựng quy trình kiểm tra kỹ thuật thường xuyên, cách vệ sinh máy móc mà lướt qua một yếu tố quan trọng đó chính độ ẩm và nhiệt độ trong phòng, nơi đặt các thiết bị. Chẳng hạn như không có sự kiểm tra đều đặn độ ẩm và nhiệt độ tương đối trong phòng gym thì nhiệt độ quá cao dễ làm giãn nở các chi tiết bằng cao su trên máy hay làm nhanh khô các loại dầu bôi trơn các chi tiết máy dẫn đến tình trạng hoạt động kém mượt. Còn độ ẩm cao thì sẽ đẩy nhanh quá trình tạo ẩm mốc, làm xấu bề mặt thiết bị trông nhanh cũ và còn ảnh hưởng đến các chi tiết mạch điện, điện tử của thiết bị.
Các loại máy tập hay thiết bị trong phòng gym dù cao cấp đến đâu thì cũng vẫn là những thiết bị cơ học được sản xuất bởi các vật liệu như kim loại, thép, cao su nên khả năng bị ảnh hưởng các yếu tố vật lý là nhiệt độ, độ ẩm là chuyện không khó hiểu. Tùy vào vị trí địa lý có đặc điểm khí hậu đặc trưng và tùy theo mùa mà thời tiết thay đổi tạo ra những biến thiên về dao động nhiệt độ, độ ẩm. Vì thế nếu là chủ đầu tư hay là người kinh doanh, bạn cần hiểu rõ các đặc điểm này để thiết lập nhiệt độ và trang bị máy cân bằng độ ẩm phù hợp, sau đó sẽ kết hợp với quy trình kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh. Độ ẩm tốt nhất để không ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị phải dưới 90% và nhiệt độ nên nằm trong khoảng từ 15˚ C đến 35 ˚C.
Ngoài ra, mồ hôi từ người tập để lại, nước đổ lên thiết bị cũng là một nguyên nhân dễ làm thiết bị ẩm, mốc.
Lịch kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ tương đối trong phòng gym được khuyến khích là mỗi 2 tuần một lần. Còn mỗi ngày khi hoạt động thì cần phải điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm theo quy chuẩn đã được set up.
Luôn chuẩn bị khăn lau dụng cụ trong phòng tập
Có thể bạn nghĩ rằng việc giữ vệ sinh, làm sạch hay giữ cho máy móc tập gym giữ được tình trạng như mới trong thời gian dài thì sẽ cần đến những phương pháp chuyên biệt hay chất tẩy rửa chuyên dụng. Tuy nhiên, khăn lau chính lại là thứ tạo nên bất ngờ với tác dụng vượt xa những gì bạn nghĩ.

Đúng vậy, trên thực tế là hầu hết các máy và thiết bị tập gym đều được hoàn thiện với bề mặt bóng nhẵn (kim loại) hoặc nhám sần ( vinyl, da PU, cao su) nên tất cả đều rất dễ làm sạch chỉ với những chiếc khăn lau có bề mặt mềm vừa phải như chất liệu cotton hay sợi vải lông cừu. Chỉ cần kết hợp khăn lau cùng một số chất làm sạch chuyên dụng được trang bị sẵn thì chắc rằng bất kỳ nhân sự vệ sinh hay người dùng nào cũng có thể làm sạch bề mặt máy móc thiết bị trong phòng tập gym của bạn. chúng sẽ giữ được độ bóng mới lâu hơn. Không nên dùng những loại vải hay vật liệu quá cứng để làm sạch vì dễ gây xước làm mất đi độ sáng mới của thiết bị.
Lên lịch kiểm tra thiết bị định kỳ
Duy trì chất lượng máy móc thiết bị tập gym đem lại sự hài lòng cho khách hàng, giúp phòng tập vận hành trơn tru, hiệu quả là một trong những bước tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc giữ chân sự trung thành của học viên đến với phòng gym của bạn. Quy mô phòng tập càng lớn thì tần suất khách hàng sử dụng máy càng nhiều nên thời gian khấu hao càng nhanh. Nếu có lỗi phát sinh tạo sự khó khăn hoặc không thoải mái cho học viên trong lúc tập là sẽ phát hiện ngày vì vậy cần thiết lập lịch kiểm tra chất lượng trang thiết bị có tần suất càng nhiều càng dễ tránh được nhiều rủi ro.
Với các phòng gym quy mô trung bình lớn đến các hệ thống cao cấp 4 sao trở lên thì tần suất kiểm tra định kỳ các thiết bị gym nên được thực hiện ít nhất 4 lần/ tháng (tương đương 1 lần/tuần). Trong khả năng cho phép thì những phòng tập gym có quy mô nhỏ, hộ kinh doanh cũng nên áp dụng theo lịch kiểm tra như trên hoặc tối thiểu là 2 tuần/ lần. Như vậy thì các chủ đầu tư mới an tâm rằng các thiết bị sẽ được chăm sóc kiểm kê liên tục, phát hiện và xử lý sớm những trục trặc kỹ thuật sẽ giúp máy hoạt động bền bỉ hơn. Thời gian khắc phục cũng nhanh hơn sẽ không làm gián đoạn quá lâu trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng và học viên.
Lau dọn máy móc vào cuối ngày
Việc làm sạch các thiết bị gym là cách bảo trì thiết bị phòng gym không chỉ giúp cho ngoại hình của các thiết bị này luôn được giữ mới, tránh khả năng hen rỉ mà tình trạng sáng bóng cũng góp phần khiến cho không gian phòng gym trở nên xịn hơn. Bạn có biết rằng hơn 90% người luyện tập tại các trung tâm thể hình, phòng gym đặt yếu tố sạch sẽ lên hàng đầu trong quá trình tập mỗi ngày.

Thứ nhất, nhiều người cùng sử dụng chạm vào thiết bị máy móc như máy chạy bộ, dàn tập tạ, máy tập cơ đùi, máy tập lưng, máy kéo cáp,… nếu không làm sạch mỗi ngày sẽ dễ sinh ra vi khuẩn, nấm mốc thậm chí là lây truyền bệnh ngoài da.
Thứ hai, chẳng ai muốn chạm vào một thiết bị mà trông cũ, dơ còn bám cả mồ hôi vết ố của những người tập hôm trước. Những trải nghiệm tệ như thế sẽ khiến bạn mất đi khách hàng một cách dễ dàng trong khi cách khắc phục chỉ là có quy trình lau dọn cơ bản, làm vệ sinh sạch sẽ các thiết bị vào cuối ngày mà mọi tình huống xấu đều có thể giảm đi đáng kể.
Vậy có thể lau dọn vệ sinh thiết bị tập gym vào đầu mỗi ngày hay không? Câu trả lời sẽ còn tùy thuộc vào cách vận hành của mỗi doanh nghiệp phòng gym nhưng phương pháp xử lý làm sạch vào cuối ngày vẫn là tối ưu và hợp lý nhất:
- Thời gian từ buổi tối cho đến sáng hôm sau trước khi có học viên sử dụng thì vẫn đủ thời gian cho một số loại vi khuẩn phát triển. Hơn thế nữa thời gian các vết bẩn bám càng lâu càng khó xử lý, ảnh hưởng đến khả năng và thời gian làm sạch.
- Nếu lau dọn vào đầu ngày thì có thể máy móc, thiết bị chưa thể kịp khô sạch hoàn toàn trước khi có người sử dụng, cảm giác của các học viên sẽ không thể hài lòng 100%.
Phòng gym là nơi rất dễ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm, một số các thử nghiệm đã chỉ ra một số lượng cực lớn các vi khuẩn tồn tại trên bề mặt các thiết bị gym chỉ sau một buổi tập của các hội viên. Vì vậy ngoài cách lau dọn thông thường thì chủ đầu tư cũng cần tuân thủ việc khử trùng đều đặn trên máy móc, thiết bị và nên có lịch làm vệ sinh dịch tễ chuyên sâu định kỳ mỗi tháng.
Bảo trì máy móc định kỳ theo hướng dẫn của từng loại thiết bị
Dù là chủ đầu tư hay là người kinh doanh phòng gym, cho dù không là người thực hiện trực tiếp việc bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị thì bạn vẫn nên hiểu rõ thời gian kiểm tra, bảo trì định kỳ của các nhóm máu phổ biến. Khi có được kiến thức nền tảng này, người chủ có thể tự lên một lịch trình bảo dưỡng các thể loại máy cho cả một năm hoạt động, giảm được các chi phí không cần thiết vì tần suất sử dụng và mức chịu lực của mỗi loại đều khác nhau:
- Máy tập chạy bộ, máy đi bộ trên không, máy leo cầu thang nên có lịch bảo trì, bảo dưỡng mỗ 1-2 tháng vì tần suất sử dụng nhiều và có sử dụng mạch điện tử
- Dàn tập gánh tạ đa năng: kéo cáp, đu xà,… nên có lịch bảo trì mỗi tháng đều đặn, dù không phải chịu tải trọng lớn nhưng các chi tiết ròng rọc trên dây cáp giàn tạ khá dễ phát sinh trục trặc.
- Các dàn ghế tập tạ, máy tập kháng lực, máy rung massage tập ep nên được bảo trì mỗi 3 tháng.

Lưu ý: cần phải đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên kiểm tra, bảo trì máy tập gym có chuyên môn và nắm rõ được hướng dẫn bảo trì của từng loại thiết bị đã được đầu tư trong phòng gym để có phương án tối ưu nhất. Đảm bảo được yếu tố này thì chắc chắn thiết bị tập của bạn sẽ hoạt động bền bỉ hơn theo năm tháng, vận hành êm ái và ít có khả năng hư hỏng nặng.
Tránh những chất khử trùng, làm sạch quá mạnh
Không phải cứ sử dụng các hoạt chất tẩy rửa, khử trùng quá mạnh là sẽ tốt cho thiết bị tập gym, chẳng hạn như amoniac, chất tẩy trắng, Hydrogen peroxide, Phenols, và Cồn (nồng độ quá cao). Các nhóm hóa chất này thường có giá thành rẻ nên lại càng được ưa chuộng nhưng chúng lại tiềm tàng nguy cơ làm hao mòn, giảm đi độ sáng mới của bề mặt máy móc, thiết bị tập gym. Thậm chí có các trường hợp làm hư hỏng các bề mặt vật liệu nhựa PU, cao su hay kim loại, chúng trở nên dễ bong tróc, dễ bị biến màu hoặc làm hư các màn hình điều khiển điện tử nếu dùng sai cách.
Sự lựa chọn tốt nhất cho trường hợp này vẫn nên là các loại dung dịch làm vệ sinh, khử trùng dành riêng cho các máy tập, thiết bị gym kết hợp với lau chùi nhẹ nhàng bằng khăn lau mềm như đã đề cập ở trên. Các chất chuyên dụng đủ làm sạch vi khuẩn mà vẫn không gây ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt hoặc đặt tính kỹ thuật của thiết bị.
Trong một số khả năng, bạn cũng nên chọn dịch vụ bảo trì, khử trùng chuyên biệt cho phòng gym hoặc liên hệ sử dụng chính dịch vụ làm sạch, bảo trì của nhà cung cấp thiết bị cho doanh nghiệp, phòng gym của bạn. Họ sẽ sử dụng các chất khử trùng chuyên biệt, cao cấp phù hợp để vừa giữ máy như mới vừa giúp các thiết bị gym hoạt động vẫn được trơ tru, êm ái và bền máy.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về cách bảo trì thiết bị phòng gym. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ