Phân Biệt Vật Lý Trị Liệu Và Phục Hồi Chức Năng

Phục hồi chức năng hay vật lý trị liệu đều là những khái niệm chuyên ngành y khoa mà chúng ta thường hay nhầm lẫn hoặc nghĩ rằng cả 2 đều là một. Trên thực tế thì vật lý trị liệu chỉ là một nhánh thuộc phục hồi chức năng, vậy làm thế nào để hiểu rõ hơn và phân biệt vật lý trị liệu và phục hồi chức năng thì bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đến bạn.

Phục hồi chức năng là gì?

Phân Biệt Vật Lý Trị Liệu Và Phục Hồi Chức Năng 1

Y học phục hồi (hay phục hồi chức năng) là một chuyên khoa khá lớn của y học, thuộc một trong ba trách nhiệm quan trọng của ngành này đó là phòng ngừa bệnh, chữa bệnh và hồi phục. Các bác sĩ khoa phục hồi chức năng có thể tự mình thực hiện hoặc phối hợp với một số chuyên khoa khác để thực hiện kết hợp biện pháp điều trị  như phẫu thuật (ngoại khoa), dùng thuốc (nội khoa) và một số kỹ thuật khác. Bên cạnh những phương pháp hướng dẫn người bệnh tự tập luyện thì ngành phục hồi ngày nay còn áp dụng đồng thời nhiều phương pháp mới hiện đại, tiên tiến hơn cần đến nhiều loại máy móc thiết bị y tế mới nhất.

Trên thực tế thì ý nghĩa và chức năng của khoa phục hồi mang tính nhân văn và bao quát rộng nhiều khía cạnh hơn những gì bạn nghĩ. Đó là việc sử dụng kết hợp các biện pháp nhằm mục đích trả lại khả năng hoạt động một phần hay toàn phần cho những đối tượng đang có nguy cơ suy giảm khả năng và trở nên tàn phế. Trong các trường hợp là người tàn tật do tai nạn hoặc bẩm sinh, vai trò của phục hồi chức năng còn phải thực hiện kết hợp các phương pháp bao hàm cả các yếu tố xã hội, kinh tế, giáo dục, y học. Mục đích để nhóm đối tượng này có được một cuộc sống bình thường tự chăm sóc bản thân và thực hiện được những sinh hoạt hàng ngày, có thể hòa nhập với cộng đồng và không còn cảm giác tự ti là gánh nặng của xã hội.

Xem thêm: 10 Phương Pháp Và Liệu Pháp Phục Hồi Chức Năng

Vật lý trị liệu là gì?

Phân Biệt Vật Lý Trị Liệu Và Phục Hồi Chức Năng 2

Vật lý trị liệu chính là một chuyên ngành thuộc  y học phục hồi giúp người bệnh lấy lại chức năng vận động bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý (nhiệt, nước, điện, sóng siêu âm, laser, …) thông qua các phương pháp tập luyện hoặc dụng cụ, sử dụng thiết bị hỗ trợ. Nhìn chung thì khoa vật lý trị liệu có các chức năng và công việc chính sau đây:

  • Khám và trị liệu, phục hồi khả năng hoạt động bằng các phương pháp vật lý cho người tàn tật, khuyết tật. Giảm khả tỷ lệ tái phát và tránh các ảnh hưởng xấu về sau.
  • Tư vấn điều trị vật lý trị liệu, phục hồi các nhóm bệnh cơ – xương – khớp
  • Tư vấn điều trị vật lý trị liệu, phục hồi các nhóm bệnh của sản phụ khoa – nhi khoa
  • Tư vấn điều trị vật lý trị liệu, phục hồi các nhóm bệnh tim mạch và hô hấp
  • Tư vấn điều trị vật lý trị liệu, phục hồi các nhóm bệnh về thần kinh – cơ
  • Tư vấn điều trị vật lý trị liệu, phục hồi một số bệnh, tổn thương về da (zona, phỏng, rách sẹo,…)

Hiện nay có rất nhiều phương pháp được ứng dụng trong lĩnh vực vật lý trị liệu từ cơ bản cho đến hiện đại với nhiều hình thức khác nhau (bệnh nhân được hướng dẫn tập luyện hoặc được điều trị bằng công nghệ, máy móc) như điện trị liệu, chiếu tia laser, kéo dãn cột sống, sóng xung kích, oxy cao áp, đèn hồng ngoại,…

Khác biệt giữa phục hồi chức năng và vật lý trị liệu

phân biệt vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
(Các hoạt động vật lý trị liệu và phục hồi chức năng)

Như vậy có thể thấy rằng phục hồi chức năng là lĩnh vực có sự khái quát rộng hơn rất nhiều, trong đó bao hàm cả vật lý trị liệu. Trong khi vật lý trị liệu chỉ ứng dụng những yếu tố vật lý để điều trị giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng chấn thương, cải thiện vận động về thể chất thì phục hồi chức năng còn cần vận động đến cả các yếu tố tâm lý, giáo dục, đóng góp của người thân và xã hội thì mới giải quyết được các vấn đề nghiêm trọng hơn ở nhiều dạng bệnh lý phức tạp hơn.

Phân biệt vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Thông thường những bệnh lý phổ biến nhất được chỉ định vật lý trị liệu là sau chấn thương xương khớp, gân cốt gây ảnh hưởng đến các tư thế, cử động của bệnh nhân. Tiếp đến là các trường hợp nặng hơn như chấn thương sọ não không kiểm soát được cơ thể, sau tai biến mạch máu não. Cuối cùng là nhóm những trường hợp bệnh do tuổi tác ( Parkinson, thoái hóa cột sống, thần kinh tọa, bệnh cơ, xơ cứng) và những tổn thương vật lý sau phẫu thuật.

Ngoài ra một điểm đặc trưng để bạn có thể dễ dàng hiểu rõ sự khác biệt giữa phục hồi chức năng và vật lý trị liệu đó là hiệu quả cải thiện tâm trạng, tư duy và tinh thần của người bệnh trở nên tích cực hơn chỉ có được bằng cách gián tiếp thông qua vật lý trị liệu. Khi các chấn thương hoặc những vấn đề về sức khỏe thể chất được cải thiện, những cơn đau và trạng thái căng thẳng bớt đi thì bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Còn với lĩnh vực phục hồi chức năng thì các chuyên gia và y bác sĩ phải trực tiếp điều trị nhiều vấn đề liên quan đến não bộ và hệ thần kinh, xử lý những vấn đề về cảm xúc cũng như những tâm trạng tự ti, tiêu cực của bệnh nhân. 

Các hoạt động của phục hồi chức năng

Phân Biệt Vật Lý Trị Liệu Và Phục Hồi Chức Năng 3

Những hoạt động từ phục hồi chức năng rất đa dạng, vừa mang tính chất phòng ngừa vừa có yếu tố điều trị hoặc giúp bệnh nhân hồi phục khả năng hoạt động, cải thiện khả năng suy nghĩ và kiểm soát được các hành vi của bản thân cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Các hoạt động chính trong lĩnh vực phục hồi chức năng như sau:

  • Chẩn đoán và điều trị đau nhằm phát hiện và xác định các nguyên nhân gây ra cảm giác đau nhức trên cơ thể là do chấn thương vật lý, tổn thương nội tạng hay là triệu chứng của các bệnh lý nào khác để đưa ra các chỉ định điều trị thích hợp.
  • Khôi phục chức năng tối đa bị mất do chấn thương, bệnh tật hoặc tình trạng khuyết tật để bệnh nhân có thể tự chăm sóc cá nhân một cách chủ động, giảm bớt khó khăn và lo lắng trong cuộc sống hàng ngày.
  • Cải thiện phục hồi khả năng toàn bộ các bộ phận trên cơ thể chính là điểm đặc trưng của mảng y học hồi phục. Không chỉ riêng khu vực có vấn đề cần được xử lý mà phục hồi chức năng cần đến tính toàn diện cao hơn, ngăn chặn những tình trạng có thể phát sinh ảnh hưởng xấu đến những bộ phận có liên quan. Chẳng hạn như các trường hợp phục hồi sau chấn thương sọ não, tai biến thì hoạt động phục hồi chức năng cần phải kiểm soát được cả những nguy cơ có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tứ chi, hoạt động giao tiếp – suy nghĩ nhận định, hay tình trạng yếu cơ bắp của người bệnh. Giảm thiểu các rủi ro ít có khả năng xuất hiện nhất có thể.
  • Phương pháp điều trị không phẫu thuật luôn là hoạt động được ưu tiên hàng đầu khi chỉ định điều trị vì ít gây biến chứng, giảm chi phí cho bệnh nhân. Mặc dù thời gian của những phương pháp khá dài, đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân lẫn các chuyên gia, bác sĩ nhưng chúng có tính an toàn cực kỳ cao và hơn nữ là cơ thể sẽ được hồi phục, chữa lành một cách tự nhiên nhất có thể.
  • Hoạt động phục hồi chức năng luôn phải được thực hiện hoặc giám sát, hướng dẫn bởi chuyên gia y tế để bảo vệ tuyệt đối cho người bệnh nhân tránh các chấn thương, biến chứng có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng và nặng hơn.
  • Hoạt động giải thích các vấn đề y tế của bệnh nhân và kế hoạch điều trị/phòng ngừa cũng là trách nhiệm mà đội ngũ y bác sĩ phục hồi chức năng cần phải thực hiện một cách bài bản không thể bỏ qua để bệnh nhân điều trị hiểu rõ về quá trình điều trị, hồi phục từ đó sẽ tuân thủ tốt hơn đồng thời đề phòng được những nguy cơ tái phát hoặc chấn thương.

Các hoạt động của vật lý trị liệu

Phân Biệt Vật Lý Trị Liệu Và Phục Hồi Chức Năng 4
Female physical therapist helps a senior man walk following a stroke. The man is using parallel bars in a rehab center.

Các  nhà trị liệu vật họ có thể là một bác sĩ, chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm chuyên môn sẽ hỗ trợ hoặc thực hiện kết hợp một hay nhiều phương pháp với nhau, mục tiêu giúp chăm sóc bệnh nhân hoàn thành quá trình điều trị hoặc phục hồi, cải thiện một phần hay toàn phần các chức năng bị  suy giảm. Hiện nay các hoạt động từ vật lý trị liệu mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và y tế cho cá nhân, cộng đồng và xã hội như:

  • Kiểm soát đau nhức mà giảm dần việc sử dụng thuốc giảm đau
  • Cải thiện khả năng vận động và di chuyển, khả năng đi đứng giữ thăng bằng.
  • Phục hồi sau chấn thương, đột quỵ hay sau phẫu thuật
  • Phòng ngừa các tình trạng sức khỏe liên quan đến tuổi tác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, các biến chứng do đột quỵ, tim mạch, nhồi máu cơ tim,..
  • Giúp bệnh nhân cải thiện tích cực các hoạt động, kiểm soát điều khiển được hành vi mà không cần đến phương pháp phẫu thuật.

Để thực hiện hóa những mục tiêu đã đề ra nha trên, ngành vật lý trị liệu đã và đang áp dụng những hoạt động sau đây để đem đến nhiều giải pháp cho nhiều đối tượng điều trị, hồi phục khác nhau.

Lên kế hoạch, phác thảo các mục tiêu của bệnh nhân và các phương pháp điều trị theo kế hoạch

Làm nền tảng đầu tiên để định hướng cho bệnh nhân hiểu rõ cách thức cũng như các lưu ý khi  tham gia vật lý trị liệu. Những phác đồ điều trị này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thời gian, phương pháp cũng như những sự chuẩn bị cả về chi phí lẫ tâm lý để quá trình điều trị được diễn ra chuẩn nhất trong khả năng có thể.

Sử dụng các bài tập, thao tác kéo giãn, liệu pháp thực hành và thiết bị để giảm đau

Biện pháp cho bệnh nhân và giúp họ tăng khả năng di chuyển. Là sự kết hợp của nhiều phương pháp vật lý trị liệu vận động, vật lý trị liệu chỉnh hình và vật lý trị liệu thần kinh. Tùy vào tình trạng nghiêm trọng của bệnh lý hay chấn thương mà các liệu trình sẽ được lựa chọn một cách phù hợp. Các tình trạng khó khăn trong di chuyển, cử động hoặc đau nhức các cơ xương khớp dẫn đến khó chuyển động đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nhìn chung thì cách xử lý chính vẫn là hướng dẫn luyện tập cho người bệnh tăng dần khả năng đi lại, vận động trong sinh hoạt hàng ngày.

Đánh giá tiến trình của bệnh nhân, sửa đổi kế hoạch điều trị và thử các phương pháp điều trị mới nếu cần

Phân Biệt Vật Lý Trị Liệu Và Phục Hồi Chức Năng 5

Đây là hoạt động thể hiện sự tận tâm và đề cao tính giám sát của lĩnh vực vật lý trị liệu đối với bệnh nhân điều trị. Việc theo sát tiến độ chữa bệnh và hồi phục là cực kỳ quan trọng trong y học phục hồi vì thời gian điều trị vật lý trị liệu là không ngắn. Mọi khả năng thích ứng của mỗi bệnh nhân sẽ khác nên nếu cần thiết thì có thể sẽ được chỉ định thay đổi phác đồ hoặc thậm chí là thay đổi phương pháp để phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình

Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình họ về những điều có thể xảy ra trong quá trình phục hồi sau chấn thương và bệnh tật. Đây là yếu tố đặc trưng của ngành vật lý trị liệu bởi vì quá trình điều trị không chỉ xuất phát từ chính sự cố gắng của bệnh nhân mà các yếu tố về sự hỗ trợ từ gia đình, người thân cũng đóng vai trò quan trọng. Kết nối chặt chẽ giữa y bác sĩ điều trị và gia đình bệnh nhân chính là mấu chốt giúp quá trình điều trị được thực hiện một cách thuận lợi, rút ngắn giai đoạn điều trị. Chính sự có mặt thường xuyên và ngay lập tức của các thành viên trong gia đình bệnh nhân làm tăng cao khả năng giúp tránh những rủi ro và nguy hiểm cho người bệnh.

So sánh nhanh phục hồi chức năng và vật lý trị liệu

Phục hồi chức năngVật lý trị liệu
Khái niệm– Một lĩnh vực lớn trong y học sử  dụng liên đới đến nhiều phương pháp ngoài y học như giáo dục, kinh tế, xã hội để giúp người bệnh, người khiếm khuyết giảm bị tác động của khuyết tật, chấn thương. Nhanh chóng phục hồi khả năng vận động, kiểm soát hành vi và tái hòa nhập với cộng đồng, xã hội.– Một nhánh nhỏ thuộc phục hồi chức năng, sử dụng các phương pháp vật lý để hỗ trợ hoặc điều trị các bệnh nhân gặp tình trạng suy giảm hay mất khả năng hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, khó khăn trong di chuyển, đi đứng, mất thăng bằng do bệnh lý, tai nạn, sau phẫu thuật hoặc do bẩm sinh.
Mục tiêuCả hai đều nỗ lực nhằm phục hồi hoặc cải thiện chức năng hoạt động cho những người khuyết tật, người bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật, các trường hợp dị tật bẩm sinh. Hỗ trợ điều trị và hồi phục để bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường, giảm tác động xấu do suy yếu chức năng hoạt động ở một hay nhiều bộ phận trên cơ thể.
Phương pháp thực hiện– Có thể tự mình thực hiện hoặc phối hợp với một số chuyên khoa khác để thực hiện kết hợp biện pháp điều trị phẫu thuật (ngoại khoa), dùng thuốc (nội khoa) và một số kỹ thuật khác, trong đó có thể kể đến kỹ thuật vật lý.– Có chức năng điều trị chấn thương cho người khuyết tật bằng các kỹ thuật vật lý (không dùng thuốc): Các kỹ thuật chính bao gồm xoa bóp, thủy trị liệu, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, laser trị liệu, tập luyện trị liệu…
Các kỹ thuật – hình thức trị liệu 
  • Vật lý trị liệu
  • Tâm lý trị liệu
  •  Hoạt động trị liệu
  • Ngôn ngữ trị liệu
  • Vận động trị liệu
  • Phục hồi chức năng phổi
  • Vật lý trị liệu chỉnh hình
  • Vật lý trị liệu bệnh lão khoa
  • Vật lý trị liệu thần kinh
  • Vật lý trị liệu nhi khoa
  • Vật lý trị liệu vận động
Đối tượng điều trị chính
  • Mọi đối tượng có thể chất và tinh thần bị suy giảm, chất lượng cuộc sống cùng khả năng hòa nhập với cộng đồng kém do ảnh hưởng bởi các bệnh lý suy giảm chức năng hoạt động, dị tật bẩm sinh hay tai nạn.
  • Nhóm bệnh nhân sau phẫu thuật cần phục hồi chức năng hoạt động của các bộ phận quan trọng trên cơ thể cần đến nhiều phương pháp phức tạp khác nhau như sau phẫu thuật cấy ghép, phẫu thuật não, phẫu thuật chỉnh hình.
  • Các trẻ em hoặc người trưởng thành có dấu hiệu chậm phát triển, mất kiểm soát hành vi và suy nghĩ.
  • Đối tượng cần sử dụng tâm lý trị liệu giảm tình trạng stress, căng thẳng, lo âu ảnh hưởng đến tinh thần.
  • Bệnh nhân khó hoạt động trong sinh hoạt và chăm sóc bản thân do tai nạn, bẩm sinh hoặc hậu phẫu.
  • Các bệnh lý về cơ – xương – khớp.
  • Các bệnh lý về cân cốt, thoái hóa do tuổi tác.
  • Dị tật, khuyết tật bẩm sinh làm giảm chức năng hoạt động của các bộ phận cơ thể.
  • Phục hồi vật lý sau tai nạn
  • Người bệnh cần phục hồi khả năng đi đứng, di chuyển, giữ thăng bằng hay giữ tư thế đúng để bảo vệ cột sống.
  • Các đối tượng được chỉ định thực hiện vật lý trị liệu từ phục hồi chức năng chuyển sang.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về phân biệt vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.

Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ








    Loại phòng Gym cần tư vấn:

    Diện tích dự kiến (điền thông tin m²)