Trên truyền thông chúng ta vẫn thường hay được biết đến nhiều lợi ích to lớn của chạy bộ đến sức khỏe như cải thiện tim mạch, giảm căng thẳng, giúp kiểm soát cân nặng hay tăng cường hệ hô hấp. Thế nhưng thực tế mà nói thì không có một môn thể thao nào là toàn diện, chạy bộ vẫn có những nhược điểm mà bạn cần lưu ý để cân nhắc xem có phù hợp với bản thân mình hay là thể trạng, sức khỏe của cá nhân có đủ đáp ứng để tham gia bộ môn này không nhé!
Mục Lục
Nhược điểm của chạy bộ
Chạy bộ có thể nói là một bộ môn tập luyện rất dễ để làm quen và bắt đầu, chi phí đầu tư không nhiều hoặc thậm chí là gần như 0 đồng nên hầu hết chúng ta dễ có quán tính là bỏ qua giai đoạn tìm hiểu bước vào tập luyện ngay luôn. Dù rằng các khả năng gây chấn thương khi tập chạy bộ có tỷ lệ khá thấp nhưng cũng không thể xem nhẹ, vì vậy việc biết thêm được các kiến thức sau đây sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn quyết định đến với bộ môn này.
Mất cân bằng phát triển cơ
Nhược điểm của chạy bộ đầu tiên là chạy bộ có khả năng khiến bạn rơi vào tình trạng mất cân bằng phát triển cơ, hay nói cách khác là các vùng cơ phát triển không đồng đều vì chạy bộ gần như chỉ tác động đến nhóm cơ nửa thân dưới. Nếu để tình trạng này kéo dài thì trông hình thể của bạn sẽ mất đi sự hài hòa, phần bắp chân có thể rất săn chắc nở nang nhưng phần thân trên teo tóp hoặc trông rất lỏng lẻo thiếu sức sống. Chính vì thế nên chạy bộ phù hợp hơn với những ai trong giai đoạn giảm cân, cắt mỡ toàn thân để lộ rõ cơ hơn hoặc duy trì để giữ dáng. Còn với nhu cầu tăng cân phát triển cơ bắp toàn diện thì đây có lẽ không phải là bộ môn phù hợp để mà bạn tập liên tục nhiều ngày trong tuần.
Làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp
Nhược điểm tiếp theo sẽ dành riêng cho đối tượng là nhóm người có vấn đề khá nặng về xương khớp như chấn thương đau bánh chè, rách sụn, chấn thương đứt dây chằng, viêm khớp mãn tính. Nếu bạn đã từng mắc các bệnh lý, các chấn thương như trên hoặc gặp một số khó khăn, đau nhức ở khớp gối thì nên tìm đến bác sỹ chuyên khoa xương khớp để được tư vấn chi tiết trước khi tập chạy bộ. Khi chạy bộ thì phần thân dưới, nhất là khớp hông và khớp gối sẽ chịu cả lực từ trên xuống lẫn lực phản hồi từ dưới lên. Vì vậy sẽ tạo nhiều áp lực đến các bộ phận này sẽ khiến tình trạng bệnh khớp vốn có trở nên nặng và nghiêm trọng hơn nếu không biết cách tập đúng cách.
Có thể bị căng cơ hoặc rách cơ
Nhược điểm cuối là khi tập chạy bộ bạn hãy chuẩn bị tinh thần là sẽ có nguy cơ đối mặt với chấn thương căng cơ, đau cơ hoặc thậm chí là rách cơ trong quá trình tập luyện. Điều này là hoàn toàn khó có thể tránh khỏi vì khi chạy đôi khi bạn sẽ quên mất cách kiểm soát tư thế hoặc tập quá sức dễ dẫn đến cơ bắp chân bị căng cứng quá mức. Nếu bạn chỉ tập chạy bộ với cường độ nhẹ hoặc tập trên máy tại phòng gym thì không phải quá lo lắng về điểm này, nhưng với những ai muốn theo đuổi bộ môn chạy bộ chuyên nghiệp hay thường xuyên chạy ngoài trời nơi có địa hình không bằng phẳng thì nên lưu ý cân nhắc.
Nhìn chung thì những mặt yếu của bộ môn chạy bộ không quá nhiều và đáng kể so với những lợi ích mà hình thức tập luyện này đem lại, trong trường hợp gặp chấn thương cũng ít nguy hiểm hơn các môn tập luyện khác. Chỉ cần nắm được các kiến thức như trên là bạn đã có thể tự đánh giá và quyết định được bản thân có phù hợp với bộ môn chạy bộ hoặc là điều chỉnh cách thức luyện tập lại một chút để không bị vượt quá tình trạng thể lực cá nhân là được.

Xem thêm: Chạy Bộ Có To Chân Không? Cách Chạy Bộ Thon Gọn Chân
4 Đối tượng không nên chạy bộ
Trên mạng xã hội hay báo chí đã quá ca ngợi lợi ích của thói quen chạy bộ nhưng thực tế thì vẫn có những nhóm đối tượng mà thể lực khó đáp ứng được cho bộ môn này, vì vậy những nhóm người sau đây không nên chạy bộ mà thay vào đó là các bộ môn khác phù hợp hơn.
Người già, người cao tuổi

Với người già tuổi thọ ngoài 70 hoặc người lớn tuổi có thể trạng không quá khỏe và minh mẫn thì chỉ nên chọn bộ môn đi bộ nhanh hoặc đi bộ là đủ. Chạy bộ không phù hợp với các cụ vì cơ thể trong giai đoạn lão hóa cùng các bệnh lý thường gặp sẽ dễ gây chấn thương nhiều hơn. Hơn nữa cơ thể người lớn tuổi cũng khó phục hồi nhanh như người trẻ vì thế trong trường hợp chấn thương dù nhẹ thì cũng rất lâu để bình phục.
Tuy vậy, để tuổi già được khỏe mạnh, người cao tuổi có thể đi bộ nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe.
Người mắc bệnh đau gối
Đây là nhóm đối tượng thường xuyên đối mặt với cơn đau khớp gối do mãn tính hoặc di chứng từ chấn thương, dù là ở độ tuổi nào thì cũng không nên quá gắng ép khi bệnh lý không cho phép bạn luyện tập chạy bộ. Như chúng ta cũng đã biết, khi chạy bộ thì khớp gối phải hoạt động ở cường độ cao kèm theo chịu lực của cả phần thân trên. Vì vậy sẽ không hề tốt cho tình trạng bệnh đau gối của bạn một chút nào.
Người mắc bệnh tim
Nghe có vẻ lạ vì ai cũng biết rằng chạy bộ rất tốt cho hệ tim mạch, cải thiện hệ tuần hoàn và giảm các nguy cơ mắc bệnh về tim khi lớn tuổi. Điều này hoàn toàn đúng nhưng chỉ cho trường hợp luyện tập để phòng ngừa bệnh mà thôi. Trên thực tế những ai đã và đang có vấn đề về tim mạch hoặc gặp các cơn đau nhức hay nhói tim thường xuyên thì không nên chạy bộ, mà chạy cường độ càng cao thì lại càng nguy hiểm hơn nữa vì nhịp tim có thể bị tăng đột ngột, tăng hạ huyết áp bất thường dẫn đến các biến chứng và tai nạn chết người. Cách dễ dàng nhận biết nhóm đối tượng này là hay tức ngực, nhói tim không rõ nguyên nhân hoặc mau mệt, thở dốc bất thường dù chỉ hoạt động nhẹ nhàng.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nặng
Bệnh lý thoát vị đĩa đệm thì gần như ở độ tuổi nào cũng có thể mắc phải, tuy nhiên với tình trạng nặng thì đó thường là trường hợp bệnh lâu năm mãn tính hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp tình trạng thoái hóa do tuổi tác. Đĩa đệm có tác dụng giúp cho cơ thể vận động linh hoạt hơn cũng như giảm chấn động, xóc khi cơ thể vận động và chịu lực hơn. Khi chạy bộ liên tục, toàn bộ trọng lượng trong cơ thể sẽ dồn vào chân và thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm vì vậy bạn chỉ có thể chạy bộ khi không mắc bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc trong tình trạng bệnh nhẹ và có sự theo dõi, hướng dẫn của huấn luyện viên.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về nhược điểm của chạy bộ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ