Bà Bầu Tập Pilates Được Không? Lưu Ý & Khi Nào Nên Bắt Đầu

Đừng ngần ngại thực hiện các bài tập thể dục trong quá trình mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh. Bà bầu tập pilates không chỉ an toàn mà còn giảm mức độ căng thẳng, nguy cơ mắc trầm cảm, giúp bé tăng trưởng và phát triển trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải bất cứ bà bầu nào cũng có thể tập pilates cũng như không phải bài tập pilates nào cũng phù hợp với phụ nữ mang thai. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Bà Bầu Tập Pilates Được Không? Lưu Ý & Khi Nào Nên Bắt Đầu 1

Bà bầu có tập Pilates được không?

Mang thai có thể là khoảng thời gian đẹp đẽ và kỳ diệu nhưng cũng có thể là khoảng thời gian đầy thử thách. Có nhiều rủi ro, thách thức về sức khỏe đối với cả mẹ và bé, điều này có thể khiến nhiều bà mẹ, đặc biệt là những lần đầu sinh con, chưa có kinh nghiệm sẽ băn khoăn không biết họ có thể và không thể làm gì để tốt nhất cho sức khỏe. 

Pilates là một trong những bộ môn tập luyện thường được các bác sĩ khuyên dùng cho phụ nữ mang thai vì đây là bài tập có tác động có những động tác nhẹ nhàng, vừa đủ để có cơ thể khỏe mạnh, mà không gặp những rủi ro quá lớn. Đồng thời bà bầu tập pilates không chỉ có được những lợi ích về mặt thể chất, tinh thần trong suốt quá trình mang thai mà cơ thể còn hồi phục nhanh chóng sau khi sinh. 

Tuy nhiên bà bầu tập pilates cần phải có sự chăm sóc đặc biệt, hướng dẫn của những người có chuyên môn tốt trong bộ môn này. Họ không chỉ là người hướng dẫn mà còn đưa ra những bài tập phù hợp, chỉnh sửa từng động tác kỹ thuật để bà bầu có thể tập luyện dễ dàng. 

Bà bầu có thể tập Pilates từ thai kỳ nào?

Bà Bầu Tập Pilates Được Không? Lưu Ý & Khi Nào Nên Bắt Đầu 2

Bạn nên cẩn thận không nên gắng sức quá mức hoặc vận động quá nhiều khi đang mang thai. Pilates tập luyện đương đối nhẹ nhàng, không phải sử dụng quá nhiều sức lực. Kỹ thuật thực hiện có nhiều mức khác nhau, bà bầu tập pilates thường ở mức đơn giản, sau khi đã thích nghi với việc tập luyện mới dần tăng độ khó. Tuy nhiên, độ khó chênh không quá nhiều và vẫn được coi là đơn giản hơn so với những người bình thường. 

Với mức độ như vậy, ngay từ thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, bà bầu đã có thể tập pilates bình thường, duy trì lịch tập đều đặn mỗi tuần để tăng cường sức khỏe. Bà bầu tập pilates thời kỳ này cần tránh những tư thế nằm ngửa hoặc vặn xoắn người. Bên cạnh đó, tránh việc tập quá sức hoặc tránh thực hiện các động tác tập chủ yếu vào phần thân giữa.

Lợi ích của Pilates cho bà bầu 

Hoạt động tập luyện một cách tích cực khi mang thai là an toàn và lành mạnh cho cả mẹ và em bé.

Chưa có nhiều nghiên cứu về lợi ích của pilates khi mang thai. Nhưng tương tự như yoga, bà bầu tập pilates mang đến nhiều lợi ích không chỉ về sức khỏe chất mà còn cả về mặt tinh thần. Em bé cũng trực tiếp hưởng lợi từ việc tập luyện này. Dưới đây là những lợi ích cụ thể của việc bà bầu tập pilates.

Tăng cường cơ bắp

Tăng cường các cơ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mang thai như cơ bụng, cơ mông và sàn chậu. Bởi pilates là tập hợp các bài tập tác động thấp và tập thở có chức năng cải thiện sức mạnh cơ bụng, ổn định sàn chậu và ổn định các cơ trung tâm của cơ thể.  Đồng thời, nó có thể ngăn chặn tình trạng vô tình rò rỉ nước tiểu khi mang thai hoặc sau khi sinh con.

Có tác động thấp

Nghiên cứu về bà bầu tập pilates còn rất ít, nhưng tác động nhẹ nhàng của các bài tập khi mang thai hầu hết được coi là an toàn. Bị tổn thương do tập thể dục pilates trước khi sinh không quá phổ biến. Với nhiều mức độ và loại hình tập khác nhau nên rủi ro gặp phải của người tập bộ môn này không quá nhiều so với các bộ môn có cường độ cao.

Khuyến nghị rằng việc tập pilates dành cho bà bầu nên được thực hiện dưới sự giám sát của người có chuyên môn về pilates để đảm bảo an toàn. 

Giúp giảm đau lưng

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những những bà bầu vận động nhẹ nhàng sẽ để giảm những cơn đau nhức. Vì nó tập trung vào cốt lõi của bạn nên luyện tập Pilates thường xuyên có thể cải thiện tư thế, có tác dụng làm giảm, đặc biệt là các cơn đau lưng. 

Đây là một trong những lợi ích đặc biệt quan trọng của bà bầu tập pilates. Bởi khi mang thai, trọng lượng của em bé càng tăng thì cơ thể của mẹ càng phải chịu đựng nhiều hơn, tư thế dần thay đổi và những cơn đau lưng cũng xuất hiện nhiều, kéo dài lâu hơn. 

Tăng cường vận động cho bà bầu

Bà Bầu Tập Pilates Được Không? Lưu Ý & Khi Nào Nên Bắt Đầu 3

Trước kia, bà bầu thường được ưu tiên làm việc nhẹ nhàng hoặc hạn chế tối đa việc vận động để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, thời nay, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, việc tập luyện, tăng cường vận động rất có lợi trong việc giúp kiểm soát việc tăng cân cho cả mẹ và bé. Bà bầu tập pilates là một trong những cách để tăng cường cơ thể vận động ở trong vùng an toàn. 

Lưu thông khí huyết

Không giống với những bộ môn tập luyện khác, Pilates không hề tác động đến một vài bộ phận cơ thể mà cần vận động chung của toàn bộ cơ thể. 

Chính vì thế, khí huyết trong cơ thể được tuần hoàn. Khi khí huyết tuần hoàn ổn định thì cơ thể cũng nhận lại rất nhiều lợi ích. Các nhóm cơ luôn được thư giãn, giảm bớt tình trạng tê mỏi và đau nhức các cơ – xương – khớp. Đồng thời, giúp làm tan các vùng máu bị tắc nghẽn, nhờ đó hạn chế tình trạng sưng viêm, phù nề, xuống máu vùng chân vào giai đoạn cuối của thai kỳ. 

Cải thiện sự cân bằng

Một trong những lợi ích quan trọng khi bà bầu tập pilates chính là cải thiện sự cân bằng. Bao gồm cả sự cân bằng về vóc dáng, tư thế lẫn tâm trí, cảm xúc. Đặc biệt, bất cứ hoạt động tập luyện nào khi mang thai cũng đều có vai trò quan trọng trong đối với việc làm giảm nguy cơ stress. 

Lưu ý khi bà bầu tập Pilates

Bà Bầu Tập Pilates Được Không? Lưu Ý & Khi Nào Nên Bắt Đầu 4

Nhìn chung, pilates khi mang thai được đánh giá là một bài tập an toàn và hiệu quả trong thời kỳ mang thai và sau đó. Tuy nhiên, cũng giống như các bộ môn tập luyện khác, bà bầu tập pilates cũng cần chú ý những điều dưới đây để việc tập luyện sẽ an toàn và hiệu quả hơn. 

  • Dù đây là một bộ môn tập luyện thích hợp với người mang thai nhưng không đồng nghĩa, tất cả các động tác của pilates đều phù phù hợp. Bạn không thể đảm bảo rằng mình sẽ tập đúng kỹ thuật 100% để không gặp những rủi ro. Chính vì thế, việc tham gia các lớp pilates dành riêng cho mẹ bầu là cần thiết. 
  • Bạn cần cho huấn luyện viên biết rằng bạn đang mang thai. Khi đó, họ sẽ có thể điều chỉnh các bài tập pilates cho phù hợp với cơ thể của bạn theo từng giai đoạn của thai kỳ. Đây cũng là một lưu ý quan trọng để đảm bảo rằng bà bầu tập pilates luôn ở trong vùng an toàn, việc tập luyện không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Hãy cẩn thận, hạn chế hoặc không tập luyện với những thiết bị pilates ở mức độ khó để cơ thể không căng quá mức, gặp rủi ro ngoài mong muốn. Bởi bạn có nhiều nguy cơ bị chấn thương khi mang thai vì cơ thể sản sinh ra một loại hormone gọi là Relaxin, có tác dụng làm mềm mô giữa các khớp.
  • Đừng quá vội vàng mà hãy tập đúng nhịp độ, đúng kỹ thuật, chậm rãi theo hướng dẫn giáo viên. Bởi họ là những người thực sự hiểu rõ và sâu về bộ môn này nên sẽ đưa ra cách tập phù hợp nhất đối với bạn.
  • Khi được khoảng 16 tuần, bạn cũng nên tránh các bài tập nằm ngửa. Huấn luyện viên sẽ có những điều chỉnh ở các bài tập phù hợp với những thay đổi của cơ thể bạn ở từng giai đoạn của thai kỳ. 
  • Không chỉ trong pilates mà tập luyện bất cứ bộ môn nào cũng vậy, chú ý nhịp thở là điều cực kỳ quan trọng. Hãy thở sâu và đều trong suốt bài tập, việc này không chỉ giúp bạn đỡ mất sức, tập bền bỉ hơn mà còn dung nạp thêm lượng lớn oxi, tăng cường lưu thông khí trong cơ thể. 
  • Dừng lại nếu đau hoặc bạn cảm thấy chóng mặt hoặc khó thở. Không chỉ bà bầu tập pilates mà cả những người bình thường cũng cần lưu ý về điều này. Những dấu hiệu cho thấy rằng, cơ thể của bạn đang gặp vấn đề, cần được nghỉ ngơi, thư giãn và xem xét lại để đưa ra lộ trình tập luyện phù hợp hơn. 

Dấu hiệu nên ngừng tập Pilates

Ai cũng biết rằng bà bầu tập pilates mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt đối với sức khỏe tim mạch, tâm trạng, vóc dáng. Tuy nhiên, đôi khi thể trạng của mỗi người không thực sự phù hợp để tập luyện, có thể xảy ra những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Dù căn nguyên của những dấu hiệu này không xuất phát từ việc tập pilates, nhưng bà bầu cũng cần đặc biệt lưu ý. 

Bà Bầu Tập Pilates Được Không? Lưu Ý & Khi Nào Nên Bắt Đầu 5
(Bà bầu tập pilates theo hướng dẫn của giáo viên)

Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo khi mang thai, (không phải máu báo mang thai) có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý. Có thể là tình trạng dọa sảy thai, thường xảy ra trong 3 tháng đầu tiên. Ra máu khi mang thai vào giai đoạn cuối thai kỳ có thể là cảnh báo của tình trạng sinh non do sức khỏe không ổn định. Ngoài ra, cổ tử cung bị kích thích hoặc gặp phải tình trạng viêm cũng có thể bị chảy máu âm đạo. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì mẹ cũng cần đi khám để đảm bảo an toàn cho bé. 

Chóng mặt

Chóng mặt khi mang thai có thể là dấu hiệu sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là biểu hiện khi kích thước thai nhi phát triển mạnh gây áp lực lên các mạch máu. Chóng mặt có thể khiến bà bầu đi đứng không, vững, dễ bị ngã khi vận động. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. 

Đau đầu

Tương tự như chóng mặt, thì đau đầu cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, không thể chủ quan trước bất cứ vấn đề gì về sức khỏe, bà bầu tập pilates cần chú ý nghỉ ngơi, thăm khám bác sĩ nếu cần khi bị đau đầu. 

Khó thở

Khó thở bất thường xảy ra trong những tháng đầu của thai kỳ do sự thay đổi của cơ thể, có thể do cơ hoành – dải mô cơ ngăn cách giữa tim và phổi với bụng tăng. Khó thở khiến cho lượng oxy nạp vào cơ thể bị thay đổi. Khi đó, lưu thông khí huyết gặp khó khăn, dễ bị chóng mặt, choáng váng, … cùng nhiều dấu hiệu khác ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. 

Đau bụng

Đau bụng khi mang thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng đối với bà bầu tập pilates gặp phải tình trạng này có thể do thực hiện các động tác chưa phù hợp, chưa đúng kỹ thuật. Đặc biệt là những bài trọng tâm vào phần thân giữa, cốt lõi cơ thể, hay thực hiện các bài tập với máy,… 

Co thắt

Những cơn co thắt đau đớn thường xuyên sẽ ảnh hưởng lớn đến cơ thể, sức khỏe và cả tâm trạng. Chắc chắn rằng, nó cũng khiến cho việc tập luyện giảm hiệu quả. Vậy nên, nếu gặp tình trạng này thì cần cân nhắc việc tập luyện.

Đau ngực

Những cơn đau ngực do các cơ bắp, dây chằng ở vùng vú trở nên căng hoặc thai nhi lớn dần và gây áp lực lên cơ hoành, xương sườn khiến bà bầu bị đau vú và thở dốc. Tình trạng này cũng khiến cho sức khỏe giảm sút và ảnh hưởng đến việc tập luyện. 

Rỉ ối

Ở từng thời điểm, rỉ ối có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của của mẹ và thai nhi. Do đó, bà bầu tập pilates cần đặc biệt chú ý đến tình trạng này, thăm khám bác sĩ để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Đau bắp chân, sưng tấy

Đau bắp chân hoặc sưng tấy có thể gặp ở cuối thai kỳ nhưng cũng có thể do vận động không đúng cách. Khi chân gặp vấn đề này thì việc tập luyện cũng sẽ ảnh hưởng. Vậy nên, hãy hỏi ý kiến của huấn luyện viên và đưa ra phương án tập luyện khác khi bà bầu gặp vấn đề này.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về bà bầu tập pilates. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.

Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ








    Loại phòng Gym cần tư vấn:

    Diện tích dự kiến (điền thông tin m²)