Máy chạy bộ điện là thiết bị tập luyện thể thao được nhiều người ưa chuộng. Từ sử dụng cá nhân tại gia cho đến các phòng tập gym chuyên nghiệp thì chiếc máy này luôn đáp ứng được nhu cầu tăng cao thể lực, cải thiện tim mạch và vóc dáng cho người dùng. Vì có tần suất sử dụng thường xuyên thế nên quá trình bảo trì thiết bị này rất cần thiết và cần được diễn ra thường xuyên, vậy bạn đã biết cách bảo trì máy chạy bộ sao cho hoạt động bền bỉ nhất chưa?
Mục Lục
Lau máy sau mỗi lần sử dụng
Công việc bảo dưỡng các thiết bị gym nói chung hay máy chạy bộ điện nói riêng đều xuất phát từ những hành động và thói quen đơn giản nhất nhưng có tần suất thường xuyên, đó là lau máy sau khi sử dụng.
Ngoài tác dụng chính khi lau máy là làm sạch giữ tình trạng máy chạy bộ luôn mới, khử khuẩn, giảm bám bụi thì việc này còn tránh các trường hợp ảnh hưởng đến các chi tiết kỹ thuật của máy do bụi lọt vào hay các loại chất lỏng có khả năng làm hư hỏng các chi tiết điện tử điều khiển.Chỉ cần dùng khăn mềm khô lau chùi sạch sẽ từ phần màn hình điều khiển đến tay vịn, bên thanh đỡ, thảm chạy và vành đai máy chạy bộ là bạn đã hoàn thành công đoạn làm sạch sau mỗi lần dùng máy.
Lưu ý: không sử dụng các loại chất liệu vải lau quá cứng dễ gây xước và mất đi độ sáng mới của thiết bị, nên làm ẩm khăn với một ít nước và kết hợp với một vài loại chất làm sạch, khử khuẩn chuyên dùng cho thiết bị thể thao để tăng khả năng làm sạch, tránh nấm mốc.
Làm sạch xung quanh động cơ hàng tháng
Máy chạy bộ điện hiện nay được chia thành hai dòng động cơ khác nhau, động cơ ( Motor ) DC điện một chiều và động cơ AC dùng điện xoay chiều. Trong số đó thì động cơ DC chiếm số lượng nhiều nhất cho cả các loại máy chạy bộ dùng tại nhà hay tại phòng tập gym chuyên dụng. Với dòng máy chạy bộ có động cơ DC nếu người sử dụng không biết vệ sinh, bảo trì động cơ và những chi tiết máy như chổi than, bộ phận cổ góp sẽ dễ khiến cho động cơ bị cháy và hư hỏng.
Nếu có một vài kỹ năng về điện cơ học thì bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện việc làm sạch động cơ máy chạy bộ mỗi tháng, chỉ cần thực hiện như sau:
- Chuẩn bị dụng cụ khăn lau mềm, chổi quét, dụng cụ thổi bụi, tuốc nơ vít.
- Tắt nguồn điện máy chạy bộ, tiến hành tháo nắp động cơ bằng tuốc nơ vít
- Rút lò xo gắn với chổi than để lấy phần chổi than ra động cơ, tiến hành làm sạch.
- Tiếp đến dùng tuốc nơ vít để vặn ốc lấy phần cổ góp ra, sử dụng máy hút thổi bụi, khăn mềm lau sạch.
- Dùng một thanh sắt nhỏ bọc khăn mềm để vào cổ than, quay motor cho sạch đều là được.
- Sau khi làm vệ sinh sạch sẽ, lấp lại động cơ thật kỹ.
Trong trường hợp bạn không có thời gian hoặc không có các kỹ năng về điện thì tốt nhất nên liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo trì,bảo dưỡng để được làm sạch động cơ một cách chuyên nghiệp.
Căng hoặc chỉnh đai chạy định kỳ
Sử dụng máy chạy bộ điện với tần suất nhiều thì các hiện tượng sai lệch đai chạy là điều hoàn toàn bình thường, nhất là với các máy sử dụng cho mục đích kinh doanh phòng gym phải đáp ứng nhu cầu luyện tập rất lớn từ học viên, khách hàng. Các lỗi thường gặp với đai chạy bộ cần phải chỉnh sửa đó là:
- Đai chạy bị lệch sang 1 bên trái hoặc lệch phải do vị trí đứng của người sử dụng không đúng trọng tâm trong một thời gian dài. Lỗi này khiến cho mép của đai chạy dễ bị chạm vào cọ xát các chi tiết khác của máy làm hao tổn nhanh độ bền của thiết bị.
- Hiện tượng chùn thảm chạy xảy ra khi đai chạy bị lỏng do thời gian sử dụng lâu ngày, không còn giữ được độ căng như tiêu chuẩn ban đầu.
Các lỗi liên quan đến đai chạy nếu không có sự kiểm tra căng chỉnh định kỳ sẽ gây khó khăn cho quá trình luyện tập của người sử dụng, chúng gây ra hiện tượng đai chạy bị giật hoặc khựng lại khi chạy. Tạo ra tiết ồn do cọ xát, làm giảm độ bền thảm chạy và thậm chí là gây nguy hiểm khi đang luyện tập. Việc điều chỉnh lại đai chạy đúng vị trí hoặc được căng lên là cách bảo trì máy chạy bộ không hề quá khó, chỉ cần một chiếc khóa lục giác là bạn đã có thể tự điều chỉnh và kiểm soát được vấn đề này nên điều quan trọng chỉ là có tần suất kiểm tra hợp lý mà thôi. Thông thường nên căng chỉnh định kỳ đai chạy bộ mỗi 3 tháng.
Vặn chặt các bu lông thường xuyên
Trong quá trình sử dụng máy chạy bộ điện thì thiết bị này chịu tải trọng khá lớn trong thời gian thường xuyên vì vậy có thể dẫn đến các tình trạng bu lông bị lỏng là điều hoàn toàn bình thường. Thế nên cần chú ý kiểm tra và siết chặt lại chúng sau khoảng mỗi tháng sử dụng máy để đảm bảo không xảy ra sự cố bung ốc, nhất là với các máy chạy bộ tại gia đình hầu hết chúng ta rất dễ quên việc kiểm tra và siết bu lông này.
Chú ý chỉ nên siết bu lông với độ chặt vừa phải, không siết quá cứng sẽ khó mở ra khi cần vệ sinh, sửa chữa và bảo trì các chi tiết bên trong.
Rút phích cắm máy chạy bộ khi không sử dụng
Khác với các máy chạy bộ điện được sử dụng tại phòng gym với mục đích kinh doanh luôn được kiểm tra mỗi ngày thì trường hợp dùng máy chạy bộ điện tại nhà, chúng ta nên rút phích cắm điện khi không sử dụng đến. Tốt nhất là nên ngắt nguồn điện ngay sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn điện cho chính các thành viên trong đình, đồng thời cũng tránh gây hư hỏng máy chạy bộ nếu có sự cố điện không mong muốn xảy ra như chập điện, điện quá tải hay bị điện bị yếu.
Kiểm tra các bộ phận điện định kỳ
Đối với chiếc máy chạy bộ điện hiện đại ngày nay thường sẽ kết hợp cả các chi tiết điện cơ và điện tử, nhất là những dòng máy chạy bộ điện cao cấp sử dụng tại các phòng gym càng có cấu tạo chức năng phức tạp hơn. Chủ sở hữu máy chạy bộ hoặc chủ kinh doanh phòng gym nên có khoảng ngân sách và lịch kiểm tra định kỳ toàn diện các bộ phận, chi tiết điện của máy chạy bộ để đảm bảo thiết bị vẫn hoạt động tốt và ổn định, đảm bảo không có lỗi nào phát sinh có thể gây hư hại đến máy hoặc có thể gây tại nạn cho người luyện tập. Tốt nhất thì nên dùng đến các dịch vụ hoặc liên hệ đội ngũ kỹ thuật viên chuyên sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị gym để được kiểm tra một cách chi tiết nhất toàn bộ các hoạt động của máy.
Bảo trì và kiểm tra định kỳ mỗi tháng nếu tần suất sử dụng nhiều cho kinh doanh phòng gym hoặc mỗi 3 tháng nếu tần suất sử dụng ít tại gia đình, phòng gym nhỏ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho máy chạy bộ điện:
- Các hoạt động vận hành của thiết bị được đảm bảo an toàn, trơn tru giảm hao mòn.
- Máy chạy bộ sẽ có tuổi thọ bền hơn, động cơ dùng được lâu hơn.
- Phát hiện sớm các lỗi kỹ thuật sẽ tiết kiệm chi phí sửa chữa, thời gian khắc phục cũng nhanh hơn.
- Giảm thiểu tối đa các hư hại về điện khi máy chạy bộ hoạt động.
- Các bộ phận điện tử được sử dụng bền hơn, không bị chập chờn do chạm mạch.
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về cách bảo trì máy chạy bộ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ