Phục hồi chức năng là một lĩnh vực phổ biến trong giới y khoa nhưng với các bệnh nhân hay người bình thường thì đôi khi còn cảm thấy xa lạ và nhầm lẫn giữa thuật ngữ này với ngành khác như vật lý trị liệu. Tuy nhiên vai trò và hiệu quả của chuyên ngành phục hồi chức năng là gì và những loại bệnh lý, chấn thương nào có thể áp dụng phương pháp này thì không phải ai cũng biết đến
Mục Lục
Phục hồi chứng năng là gì?
Phục hồi chức năng là một quá trình nhiều bước giúp bệnh nhân thuyên giảm hoặc phục hồi lại chức năng hoạt động của các bộ phận, cơ quan sau khi bị tổn hại hoặc bị suy giảm chức năng. Từ đó, bệnh lấy lại khả năng vận động và có thể trở lại với sinh hoạt hằng ngày một cách bình thường.
Theo đó, phục hồi chức năng là một trong những khái niệm trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 46/2013/TT-BYT. Cụ thể như sau:
Phục hồi chức năng (sau đây viết tắt là PHCN) là quá trình trợ giúp cho người bệnh và người khuyết tật (sau đây gọi chung là người bệnh) bằng phương pháp y học, kỹ thuật PHCN, biện pháp giáo dục và xã hội làm giảm tối đa ảnh hưởng của khuyết tật, giúp người bệnh có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội và hòa nhập cộng đồng.
Có thể thấy rằng với thuật ngữ vật lý trị liệu mà chúng ta thường được nghe đến nhiều hơn cũng chỉ là một trong những phương pháp của khoa phục hồi chức năng. Hiểu đơn giản, phục hồi chức năng là một mảng lớn, kết hợp rất nhiều biện pháp khác nhau từ y học cho đến xã hội học, tâm lý học, kinh tế, giáo dục, hướng nghiệp, giao tiếp,… đưa người bệnh về với cuộc sống bình thường mà không gặp khó khăn trong sinh hoạt. Giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị, hỗ trợ phòng bệnh để tránh gây liệt, tàn phế.
Ngành phục hồi chức năng không chỉ đơn thuần là các giải pháp điều trị, khắc phục và tái hồi phục sức khỏe vật lý của người bệnh mà còn mang nhiều giá trị nhân văn hơn những gì bạn nghĩ. Nhất là với đối tượng người tàn tật bẩm sinh, chấn thương nặng mất khả năng hoạt động các bộ phận, quá trình phục hồi còn gian nan và khó khăn hơn nhiều. Điều này cần đến sự tham gia của các phương pháp tâm lý, bác sĩ điều trị kết hợp cùng người thân, cộng động để giảm thiểu hậu quả tâm lý do tàn tật, khuyết tật trên cơ thể người bệnh. Tái hòa nhập cùng cộng đồng cho người bị giảm chức năng chính là thách thức lớn mà ngành phục hồi chức năng trong y khoa luôn đề cao và hướng đến điều này.
Xem thêm: 10 Lợi Ích Của Các Biện Pháp Phục Hồi Chức Năng Cơ Thể
Các loại phục hồi chứng năng
Hiện nay có nhiều bệnh lý, tổn thương hoặc chấn thương dù là do tai nạn hay bẩm sinh đã được ứng dụng phương pháp phục hồi chức năng và mang lại nhiều kết quả khả quan, bệnh nhân sẽ có nhiều chuyển biến tích cực khi kiên trì theo đuổi liệu trình. Trong thông tin dưới đây sẽ là các dạng phục hồi chức năng phổ biến và có số lượng người tham gia điều trị nhiều nhất.
Phục hồi chức năng ngôn ngữ

Các trường hợp mất hoặc bị hạn chế về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ âm thanh như khó tiếp thu không hiểu tiếng mẹ đẻ, nói chậm, nói lắp hoặc ngọng, không kiểm soát được lời nói thường do bẩm sinh hoặc tai biến, tai nạn gây tổn thương đến vùng não điều khiển hành động giao tiếp.
Để khắc phục các vấn đề trên cần dùng đến phục hồi chức năng ngôn ngữ, sử dụng các biện pháp y học nhằm điều trị cơ bản các tổn thương thực thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý ngôn ngữ và lời nói. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp thì bệnh nhân có thể sẽ được học một số phương pháp giao tiếp khác để thay thế cách giao tiếp ngôn ngữ bằng dấu hiệu tay (thủ ngữ), chữ nổi hoặc học chữ viết tay,…
Phục hồi chức năng vận động

Người gặp vấn đề về chức năng vận động thông thường sẽ chủ yếu là các bệnh lý, hạn chế về việc đi lại, ngồi đứng hoặc di chuyển. Nguyên nhân xuất phát từ những bệnh hoặc chấn thương liên quan đến xương khớp, cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, trật khớp, bong gân, teo cơ, dính khớp… Trong các trường hợp này người bệnh nhân sẽ rất khó khăn hay gặp đau đớn trong khi cử động, thay đổi tư thế hoặc những trường hợp người khuyết tật bẩm sinh thì rất cần cải thiện khả năng vận động bằng sợ trợ giúp của bộ phận hay thiết bị khác.
Biện pháp đơn giản nhất để phục hồi chức năng vận động có thể kể đến như nắn chỉnh xương khớp bằng tay hoặc thiết bị tiên tiến kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu để cơ thể nhanh chóng trở về khả năng vận động như bình thường, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn dẫn đến bại liệt hay tàn phế. Tiếp đến là những bài tập mà người bệnh cần phải kiên trì để cải thiện chức năng vận động như tập lần nghiêng, tập ngồi dậy, tập với tay, tập với chân, tập đứng khi đang nằm hoặc ngồi, tập đi và hỗ trợ hoạt động trong sinh hoạt. Phương pháp này cần thời gian dài để có kết quả vì chủ yếu để áp dụng cho những trường hợp cần khôi phục chức năng sau chấn thương nặng, người bị giảm thiểu chức năng do bệnh bẩm sinh hoặc do vấn đề về não.
Phục hồi chức năng hô hấp
Phương pháp phục hồi chức năng hô hấp thường được áp dụng với các đối tượng sau đây:
- Người hay khó thở hoặc các triệu chứng bệnh hô hấp mãn tính
- Lo âu, trầm cảm do viêm phổi dẫn đến suy hô hấp
- Rối loạn trao đổi khí (hạ oxy máu)
- Nhóm người thường phải nhập viện, thăm khám do các vấn đề liên quan đến đường hô hấp
- Hệ hô hấp bị ảnh hưởng xấu do môi trường sống bị ô nhiễm
- Người thường bị đuối sức, hụt hơi khi hoạt động thể lực
Có nhiều chương trình để thực hiện liệu trình phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân tùy vào cấp độ của bệnh lý và tình trạng sức khỏe của người được điều trị tùy theo chỉ định của bác sĩ:
- Chương trình phục hồi chức năng hô hấp ngoại trú thường kéo dài 6-8 tuần với tần suất 3 buổi/ tuần. Bệnh nhân sẽ được tập các kỹ năng để cải thiện hơi thở và hô hấp để thực hiện tại nhà mà không cần đến bệnh viện như cách thở chúm môi, thở ra chủ động, các tư thế khắc phục khó thở hay cách làm sạch phế quản (kỹ thuật thở ra mạnh FET),…
- Chương trình phục hồi chức năng sau các đợt hô hấp cấp được sử dụng tại bệnh viện nơi bệnh nhân vừa trải qua giai đoạn nguy hiểm có thể hôn mê, tử vong do tình trạng cấp tính trở nặng. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thở thụ động, thở chủ động, kéo dãn cơ, kích thích điện cơ – thần kinh, tập đi đứng trong phòng bệnh… để phục hồi lại khả năng thở một cách nhanh nhất tránh tái nhập viện hay tình trạng hô hấp trở nặng hơn.
- Chương trình duy trì hiệu quả phục hồi chức năng thường kéo dài 3-6 tháng với các trường hợp bệnh lý về đường hô hấp được thuyên giảm, có chuyển biến tích cực hoặc đề phòng các tình huống phát triển của bệnh lý đường hô hấp.
Phục hồi chức năng nhận thức
Hiện nay chưa có một phương pháp cụ thể nào điều trị dứt điểm rối loạn nhận thức và các bệnh lý liên quan đến hoạt động não nên tập luyện phục hồi chức năng nhận thức gần như là phương án đem lại kết quả khả quan nhất.
Người bị rối loạn nhận thức thường có các biểu hiện như:trí nhớ giảm sút, khó khăn trong giao tiếp, thao tác khó khăn trong các hoạt động hàng ngày, nhân cách thay đổi và mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của họ cũng như gây ra gánh nặng cho người thân, gia đình. Nặng hơn nữa là các hành vi kỳ lạ do mất khả năng kiểm soát hoạt động của não bộ và các dây thần kinh, có thể gây nguy hiểm cho chính người bệnh và những người xung quanh.
Các phương pháp phục hồi nhận thức sử dụng như người bệnh sẽ được kích thích hoạt động của trí não nhờ tham gia những bài tập trí nhớ, các buổi tập trị liệu ngôn ngữ hay các trò chơi vận động trí não: test nhớ từ, tính toán 100, vẽ đồng hồ, bài tập cắm chín lỗ, tập sử dụng ngôn ngữ giao tiếp hay học cách tái sử dụng những kỹ năng cơ bản để tự phục vụ cho đời sống sinh hoạt cá nhân.
Theo các chuyên gia, trong 3-6 tháng đầu khi khởi phát các dấu hiệu của việc suy giảm nhận thức là giai đoạn vàng để bắt đầu chương trình phục hồi chức năng với sự theo dõi xao sát từ các bác sỹ. Bệnh nhân cần được người thân hỗ trợ để thực hiện đúng và đủ các hướng dẫn theo phác đồ điều trị để kết quả đạt được có thể đem lại tốt nhất và nhanh nhất.
Các chấn thương thường gặp cần phục hồi chức năng
Có nhiều bệnh lý và chấn thương rất cần sự can thiệp của chương trình phục hồi chức năng để người bệnh có thể nhanh chóng hoạt động một cách lành mạnh và bình thường, không gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cuộc sống và giảm các biến chứng về sau. Nếu bạn hoặc người thân, gia đình có thành viên gặp các vấn đề sau đây thì nên tiếp cận đến các biện pháp phục hồi chức năng càng sớm càng tốt.
Chấn thương vật lý hoặc bệnh liên quan đến xương khớp

Nhìn chung thì những vấn đề liên quan đến xương khớp do tai nạn, làm nặng hay chơi thể thao hoặc các bệnh mãn tính là điều khó tránh khỏi (thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp…) nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện bằng phục hồi chức năng bằng cả thăm khám lẫn sử dụng thiết bị máy móc. Có nhiều cách để khắc phục các tình trạng đau nhức xương khớp và đưa cơ thể trở về trạng thái linh hoạt nhất có thể trong cuộc sống hàng ngày như biện pháp nắn chỉnh, kéo dãn cột sống, laser, sóng xung kích, tia hồng ngoại hay vật lý trị liệu.
Đột quỵ
Vai trò của phục hồi chức năng cho người đột quỵ rất quan trọng vì sau những cơn tai biến dù nhẹ hay nặng cũng đem lại nhiều hậu quả, biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Thực hiện phục hồi chức năng sau đột quỵ càng sớm sẽ càng đem lại tốc độ hồi phục tốt hơn, giảm nguy cơ yếu nửa người/liệt nửa người.
Khôi phục khả năng giữ thăng bằng và di chuyển và người bệnh có thể thực hiện các sinh hoạt cơ bản một cách độc lập, tự chủ.
Thông thường, các bài tập bao gồm bài tập gia tăng sức mạnh cơ, bài tập tăng khả năng chịu sức nặng trên chân yếu, bài tập giữ thăng bằng ở vị thế ngồi, đứng và đi hay bài tập chủ động ở các khớp. Những phương pháp được áp dụng hỗ trợ phục hồi chức năng sau đột quỵ như châm cứu, laser nội mạch hay liệu trình Pneumex.
Sau phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị nhiều người lựa chọn, nhưng các vấn đề sau phẫu thuật thì không mấy ai có sự quan tâm thích đáng nhất là sau những cuộc phẫu thuật lớn hoặc liên quan đến điều trị xương, khớp. Tập phục hồi chức năng là phần quan trọng nhất để đảm bảo người bệnh có thể quay lại với cuộc sống bình thường trước kia và ngăn ngừa biến chứng có thể xuất hiện, thường được chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các phẫu thuật sau:
- Phẫu thuật thay khớp: Khớp đầu gối, khớp háng, khớp vai do thoái hoá, viêm khớp, chấn thương hay biến dạng…
- Phẫu thuật cột sống: Thoát vị đĩa đệm nặng, trượt đốt sống, hẹp ống sống, nứt gãy cột sống…
- Phẫu thuật tim do hở van tim
- Phẫu thuật chấn thương sọ não
- Phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật cấy ghép tủy hoặc nội tạng…
Sau phẫu thuật không phải cứ thấy tình trạng hồi phục bình thường mà bệnh nhân bỏ qua việc thăm khám để được nhận phác đồ phục hồi chức năng thích hợp vì sau này các biến chứng đều có nguy cơ xuất hiện, cần có sự đề phòng với các biện pháp phục hồi chức năng tham gia để ngăn chặn.
Bệnh ung thư
Trong quá trình điều trị và sau điều trị ung thư, bệnh nhân thường sẽ có nguy cơ rất lớn đối mặt với nhiều tình trạng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày có thể trở nên khó khăn hơn do nhiều chức năng bị suy giảm. Phục hồi chức năng cho người bệnh ung thư sẽ cải thiện được cho bệnh nhân rất nhiều khía cạnh nhưng nhìn chung vẫn là giúp cho họ kiểm soát được cuộc sống cá nhân, tinh thần thoải mái và lạc quan thông qua những cải thiện về thể chất lẫn tâm trí.
Bệnh nhân ung thư thường gặp các vấn đề về thể chất và hoạt động như cơ thể yếu ớt, mất sức, sự hạn chế vận động cũng như giảm linh hoạt khi thực hiện những động tác, giảm sức bền, sức chịu đựng của cơ thể, mất thăng bằng, dễ té ngã,. Tiếp đến là nhiều nguy hiểm do những triệu chứng liên quan đến bệnh lý thần kinh, tình trạng mệt mỏi kéo dài, trầm cảm, cảm giác tự ti và là gánh nặng của xã hội, gia đình… Tất cả các vấn đề phát sinh này đều cần được theo dõi và phát hiện sớm từ các bác sỹ, chuyên gia chuyên ngành để được chọn phương thức phục hồi chức năng phù hợp.
Dị tật bẩm sinh và rối loạn di truyền
Tỷ lệ dị tật bẩm sinh hiện nay dao động từ 1,5 đến 2%, thay đổi theo từng nước, từng hoàn cảnh xã hội, đây là một con số không nhỏ và sẽ còn tăng trong tương lai do ảnh hưởng từ biến đổi gen bởi hóa chất, khí hậu, độc tố trong thực phẩm hàng ngày. Trong số các dạng dị tật bẩm sinh hoặc do rối loạn di truyền thì những dạng sau đây có thể can thiệp bằng các phác đồ phục hồi chức năng để khắc phục, giúp trẻ hoặc người bệnh dễ dàng hòa nhập lại với cuộc sống bình thường:
- Dị tật ở tay chân, bị yếu hoặc thiếu xương
- Dị tật cột sống, khó khăn trong đi lại, đứng ngồi và di chuyển
- Rối loạn di truyền dẫn đến khó khăn trong giao tiếp, truyền đạt và tiếp thu thông tin
- Dị tật gây ra bệnh tim, khó thở
- Rối loạn di truyền gây biến dạng các chi hoặc bộ phận trên cơ thể.
Những biện pháp giúp phục hồi chức năng ở người dị tật bẩm sinh là một hành động đầy nhân văn vì không chỉ giúp bệnh nhận tự chủ động kiểm soát được các hành vi chăm sóc bản thân vừa giúp họ không còn cảm giác tự ti, không còn tâm lí tiêu cực và dựa dẫm vào người khác.
Chậm phát triển

Những trẻ chậm phát triển này thường có biểu hiện sớm như trẻ sơ sinh không khóc đòi bú, ,trẻ đến tuổi vẫn chậm về hành động: chậm lẫy, ngồi, đứng, đi, chậm phát triển ngôn ngữ, chậm nói, diễn đạt khó khăn, không ý thức được hậu quả hành vi của mình, chậm chạp, ít linh hoạt…
Với những trẻ chậm phát triển nhẹ như khó nói, khó đọc, chậm giao tiếp nếu được can thiệp tốt bởi nhiều phương pháp kết hợp với các phác đồ phục hồi chức năng thì tỷ lệ trẻ có thể trở lại cuộc sống bình thường là hoàn toàn khả thi.Đối với cấp độ nặng hơn như mắc các hội chứng bại não, tự kỷ, Down thì thời gian điều trị lẫn phục hồi chức năng đều phải tốn nhiều thời gian hơn và chỉ có thể cải thiện được một phần các ảnh hưởng xấu chứ không thể mang đến kết quả mỹ mãn như các tình trạng bệnh nhẹ hơn.
Mục tiêu của chương trình phục hồi chức năng ở trẻ hoặc người lớn mắc chứng chậm phát triển đó là:
- Các bài tập kích thích sự phát triển về vận động thô,
- Các bài tập điều khiển hoạt động của hai bàn tay.
- Phương pháp ngôn ngữ trị liệu cải thiện khả năng giao tiếp và trao đổi thông tin, sử dụng lời nói.
- Ứng dụng các hoạt động kích thích sự phát triển trí tuệ, tạo điều kiện cho não bộ hoạt động nhiều hơn.
Đau mãn tính
Theo các nghiên cứu, các bệnh nhân có vấn đề đau mãn tính chiếm hơn 20% lượt khám ngoại trú. Trong đó, việc sử dụng và lạm dụng thuốc để điều trị đau mãn tính đang là một vấn đề đáng lo ngại để giảm tải những cơn đau hành hạ do đau nử đầu, đau vai gáy, đau cột sống, đau viêm khớp, đau thắt lưng, đau sau tai biến hay đau cổ vai gáy,…
Thay vì sử dụng các loại thuốc uống thì phương pháp phục hồi chức năng lại có tác dụng lâu dài và an toàn hơn rất nhiều. Hiện nay các trung tâm phục hồi chức năng hay vật lý trị liệu đều áp dụng nhiều phương pháp hoặc các bài tập từ cổ truyền cho đến sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại đều có để phục vụ cho các đối tượng bị các cơn đau mãn tính làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nếu chính bạn hoặc người thân, gia đình đang phải đối mặt với những cơn đau kéo dài và lặp lại thường xuyên thì nên thăm khám để được tư vấn một phác độ hoặc hình thức phục hồi chức năng phù hợp để trị liệu như xoa bóp, châm cứu, nội soi, đèn hồng ngoại, vật lý trị liệu, phương pháp kích thích điện hay phương pháp kéo dãn cột sống bằng thiết bị y tế,..
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về phục hồi chức năng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ