Nẹp đầu gối phục hồi chức năng là một trong những phương pháp hỗ trợ trị liệu giúp bệnh nhân cải thiện hoạt động khớp gối cũng như tránh làm nghiêm trọng thêm các chấn thương ở vị trí này một cách đáng kể, được các bác sĩ chuyên ngành chấn thương chỉnh hình và y học phục hồi sử dụng phổ biến. Nếu bạn hoặc người thân đang có những vấn đề cần điều trị về bệnh lý hay chấn thương khớp gối thì nhất định phải biết những thông tin sau đây về phương pháp nẹp đầu gối phục hồi chức năng này.
Mục Lục
Nẹp đầu gối phục hồi chức năng là gì?

Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương, chúng thường được kết hợp từ kim loại, bọt xốp, nhựa, chất dẻo và dây đai với nhiều cỡ, màu và kiểu dáng khác nhau phụ thuộc vào chức năng sử dụng của từng loại nẹp đầu gối.
Trong y học, các bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng nẹp đầu gối trong các trường hợp cần cố định khu vực quanh đầu gối, đùi, cẳng chân để tạo sự ổn định, giảm các chuyển động không cần thiết nhằm hỗ trợ quá trình hồi phục chấn thương sau mổ hoặc sau chỉnh hình được diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, nẹp đầu gối cũng có thể được ứng dụng để giảm thiểu các nguy cơ chấn thương, trật khớp gối trong thể thao đối với các vận động viên thường phải sử dụng nhiều đến các chuyển động đầu gối.
Phân loại loại nẹp đầu gối
Tùy vào tình trạng bệnh và phác đồ chỉ định điều trị mà có các nhóm nẹp đầu gối được phân loại như sau:
- Nẹp đầu gối dự phòng: Là loại nẹp bảo vệ đầu gối khỏi chấn thương trong các môn thể thao sử dụng nhiều đến chân và khớp gối, dễ va chạm như bóng bầu dục, điền kinh, nhảy cao, nhảy xa, bóng chuyền,… Chúng được sử dụng nhiều trong khi luyện tập hoặc khi đang thi đấu.
- Nẹp đầu gối chức năng: Là loại nẹp hỗ trợ đầu gối đã bị chấn thương, sử dụng trong giai đoạn đang điều trị cần hạn chế tối đa các chuyển động của chân làm ảnh hưởng đến khớp gối.
- Nẹp phục hồi chức năng: Là loại nẹp giúp hạn chế những cử động gây hại cho đầu gối trong quá trình phục hồi sau chấn thương, sau phẫu thuật. Đồng thời hỗ trợ bệnh nhân tập luyện một cách an toàn để lấy lại khả năng vận động khớp gối.
- Nẹp đầu gối giảm áp (unloader/offloader): Là loại nẹp được thiết kế giúp giảm đau cho người bị viêm khớp hoặc người lớn tuổi đang tập vận động khớp gối.
Phân loại nẹp đầu gối phục hồi chức năng
Có nhiều loại nẹp đầu gối phục hồi chức năng. Chọn loại nào phụ thuộc vào bệnh lý, mức độ tổn thương, tiến trình vận động của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ là người chỉ định cụ thể cho bệnh nhân theo bệnh án. Hiện nay các loại nẹp đầu gối phổ biến có các loại sau:
- Nẹp đầu gối giảm áp có 2 công dụng chính là giảm đau cho người bệnh và ngăn ngừa khớp gối phát ra tiếng kêu lục cục mỗi khi vận động. Tác dụng của loại nẹp này giúp cố định khớp gối vào đúng vị trí tự nhiên, hạn chế biên độ hoạt động của đầu gối trong thời gian cần phục hồi để tránh tổn thương
- Nẹp đầu gối có bản lề được sử dụng nhiều đối với chấn thương dây chằng chéo giữa, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phục hồi lại dây chằng và khớp. Loại nẹp này được trang bị thêm phụ kiện bản lề bằng thép Giữ thẳng (định hướng) đồng thời ổn định trục xương chày và xương đùi nhờ nẹp bản lề. Chống tổn thương / tái chấn thương dây chằng chéo. Sử dụng được trong giai đoạn khớp gối còn phù nề sau phẫu thuật.
- Nẹp khóa chỉnh độ khớp gối là loại nẹp có thể kiểm soát chuyển động và khóa nhanh chóng ( Giới hạn mở rộng đến 90 độ, giới hạn uốn đến 135 độ), tác động hỗ trợ cố định sau chấn thương, phẫu thuật quanh khớp gối.Bên cạnh đó, loại nẹp này sẽ hạn chế cử động của đầu gối trong quá trình phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật hoặc chấn thương dây chằng đầu gối, sụn. Thiết kế của dạng nẹp phục hồi chức năng có chỉnh độ khớp thường sẽ có kích thước khá dài, giúp cố định từ phần đùi trên đến gần mắt cá chân để quá trình giữ ổn định khớp gối được đảm bảo tối đa.



Công dụng nẹp đầu gối phục hồi chức năng
Điều đầu tiên bạn cần biết về nẹp đầu gối phục hồi chức năng đó là một thiết bị hỗ trợ giúp giảm đau, phòng ngừa chấn thương và giới hạn hoạt động của khớp gối trong phạm vi phù hợp chứ không phải hoàn toàn là một phương pháp chuyên biệt để trị liệu hoặc có thể hồi phục chức năng khớp. Người sử dụng nẹp phục hồi thì vẫn phải kết hợp với tập luyện hoặc các phương pháp trị liệu mà bác sĩ chỉ định.
Ngoài điểm lưu ý như trên thì mặt tích cực hay các hiệu quả về y khoa của các loại nẹp đầu gối chức năng đã được người dùng lẫn các bác sĩ tin tưởng, ứng dụng rộng rãi trong các phác đồ trị liệu hồi phục cho bệnh nhân với các công dụng chính gồm: làm ổn định khớp gối hoặc các vùng lân cận tránh gây nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh lý, giảm áp lực lên khớp gối, giảm các tình trạng đau nhức do vận động quá sức, giới hạn biên độ cử động để cố định các vị trí của xương khớp gối không bị xô lệch, hạn chế các cử động không cần thiết trong giai đoạn tập trị liệu hồi phục,…
Đối tượng cần sử dụng nẹp đầu gối phục hồi chức năng
Các chấn thương liên quan đến khớp gối xuất hiện khác nhiều trong cuộc sống hàng ngày, có thể đến từ việc vận động quá mạnh, chơi thể thao, tổn thương do tai nạn hoặc do yếu tố tuổi tác, khuyết tật bẩm sinh vùng xương đùi,… vì vậy những đối tượng sử dụng nẹp đầu gối cũng rất đa dạng. Trong số đó thì những nhóm bệnh hoặc tình trạng sau đây sẽ được chỉ định sử dụng nẹp đầu gối phục hồi chức năng:
- Bệnh nhân cần hồi phục sau phẫu thuật xương – khớp gối do tai nạn, chấn thương.
- Đối tượng cần tập cử động chân – đầu gối do di chứng viêm khớp gối, trật khớp gối, rách sụn chêm,..
- Người lớn tuổi gặp khó khăn trong di chuyển, cử động chân và đầu gối.
- Vận động viên thường xuyên hoạt động khớp gối và cơ cẳng chân với cường độ nặng
- Cải thiện chức năng di chuyển, giữ thăng bằng và kiểm soát khớp gối cho người khuyết tật bẩm sinh ở vị trí gối
Cách sử dụng nẹp đầu gối phục hồi chức năng
Bước 1: đeo nẹp đầu gối phục hồi chức năng
Đeo nẹp đầu gối phục hồi chức năng có cách sử dụng rất đơn giản, hầu như bệnh nhân chỉ cần theo dõi và quan sát thật kỹ hướng dẫn từ bác sĩ và chuyên viên trị liệu là đã có thể tự sử dụng được nẹp đầu gối một cách dễ dàng chỉ với một vài bước. Lưu ý là luôn làm sạch phần da tiếp xúc với nẹp đầu gối khi đeo sản phẩm. Trong các trường hợp cần sử dụng loại nẹp có điều chỉnh khớp thì phải điều chỉnh theo đúng mức độ mà bác sĩ đã xác định cụ thể trong từng trường hợp.
Bước 2: Điều chỉnh, cố định nẹp
Luôn đảm bảo nẹp được bám chắc chắn vào các vị trí cần thiết, không nên siết quá chặt sẽ gây sự chèn ép đến các mạch máu dưới da, gây cảm giác khó cử động. Trong khi vận động, đôi khi bạn nên kiểm tra lại vị trí của nẹp để xem nẹp có bị xô lệch hay không. Nếu buộc nẹp không đúng vị trí thì xem như không đem lại tác dụng gì cả.
Sử dụng nẹp đầu gối phục hồi chức năng sao cho hiệu quả và phát huy tốt nhất công dụng thì người tập luyện cần đeo đủ thời gian và đúng cách theo các hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên viên trị liệu. Nhất là các hoạt động cần vận động trị liệu hoặc sinh hoạt cử động khớp gối phải đảm bảo có đeo nẹp, thực hiện khởi động đầy đủ trước khi bước vào bài tập chính,…
Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về nẹp đầu gối phục hồi chức năng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.
Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898
ĐƯỢC TÌM KIẾM NHIỀU NHẤT
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ