9 Lưu Ý Khi Tập Phục Hồi Chức Năng Quan Trọng

Tập luyện phục hồi chức năng hay trị liệu đều có đặc điểm không khác nhiều với những bài tập thể dục hoặc thể lực.. Vì vậy cũng có những điểm chung cần lưu ý và quan tâm thì quá trình tập luyện của buổi tập lẫn cả giai đoạn cũng sẽ nhanh đạt được kết quả mong muốn, ít gây chấn thương và giúp người tập dần có được sức khỏe tốt hơn.

Quần áo luyện tập thoải mái

9 Lưu Ý Khi Tập Phục Hồi Chức Năng Quan Trọng 1
(Người bệnh tập phục hồi chức năng mang trang phục thoải mái)

Những người cần tập trị liệu phục hồi chức năng thường bỏ qua yếu trang phục khá nhiều, điều này cũng dễ hiểu vì các trở ngại trong việc tự thực hiện sinh hoạt hàng ngày của họ còn tương đối khó khăn nếu thay trang phục mỗi khi tập sẽ tốn thêm thời gian lẫn chi phí mua sắm. Tuy nhiên, đầu tư những loại trang phục rộng rãi, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt trên thực tế đem lại nhiều lợi ích cho các đối tượng này, đặc biệt là những loại đồ thể thao hoặc chất liệu như cotton, vải lanh, vải spandex đem lại hiệu quả thoáng khí, êm ái theo từng cử động sẽ giúp buổi tập của họ trở nên thoải mái, dễ chịu hơn. Đặc biệt là tiêu chí thấm hút mồ hôi vì quá trình tập, cơ thể sẽ đào thải mồ hôi khá nhiều, nếu mặc trang phục thông thường sẽ tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu do bị bí và mùi  khó chịu của mồ hôi.

Nếu không có sẵn những loại trang phục chuyên dụng cho tập luyện thì ít nhất khi thực hiện các buổi trị liệu vận động, người tập cần thay trang phục rộng rãi vừa phải, không quá ôm bó sát cũng không quá luộm thuộm để thoải mái nhất trong khi tập.

Hít thở đều khi tập luyện

9 Lưu Ý Khi Tập Phục Hồi Chức Năng Quan Trọng 2
(Hít thở đúng cách khi tập phục hồi chức năng)

Trong mọi hoạt động cần sử dụng đến thể lực hay vận động cơ khớp khi tập phục hồi chức năng thì việc điều hòa hơi thở tốt đem lại nhiều lợi ích đáng kể gia tăng sức bền cho người luyện tập. Cách hít thở đúng là giữ hơi thở theo nhịp 2 – 1 -1 tức là 2 nhịp thở vào, 1 nhịp giữ hơi và 1 nhịp thở ra, áp dụng kỹ thuật này vừa cung cấp được nhiều oxy cho cơ thể vừa giúp giữ chắc chắn ổn định cơ thể khi lấp đầy khoang bụng bằng không khí. Khi lượng oxy được dung nạp một cách dồi dào sẽ đem lại nguồn năng lượng cho các cơ bắp, não bộ hoạt động một cách linh hoạt và giảm tình trạng nhanh thấm mệt.

Ngoài ra tập luyện dần cách hít thở đều sẽ giúp người bệnh dần có thói quen hít thở sâu hơn mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe:

  • Giúp giảm đau, nhức trong khi tập
  • Cải thiện chất lượng máu và sản sinh các tế bào hồng cầu
  • Nhịp tim ổn định
  • Sức chịu đựng tốt hơn
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp, thể chất
  • Giảm stress, điều hòa tâm trạng,

Âm nhạc

Âm nhạc cũng có tác dụng hỗ trợ trị liệu về mặt tinh thần và cảm xúc, giúp cơ thể sản sinh các hormone dopamine tăng cường sự hưng phấn hoặc tăng cảm giác năng lượng tích cực, giảm đau trong quá trình tập phục hồi chức năng. Vì vậy nếu kết hợp với âm nhạc một cách khéo léo thì những người tập trị liệu sẽ có cảm giác như được tiếp thêm sức mạnh và động lực. 

Mặc dù vẫn có thể kết hợp bất cứ loại nhạc nào mà đối tượng tập luyện yêu thích để gia tăng khả năng chú và quên đi các yếu tố thời gian khiến buổi thực hành được tập trung hơn, nhưng theo các nghiên cứu thì nhạc không lời hoặc có tiết tấu vừa phải là hợp lý, mang lại hiệu quả tốt nhất. Không như những bộ môn cần những dạng âm nhạc mang tính kích thích và sôi động mạnh mẽ, khi tập trị liệu phục hồi nên sử dụng âm nhạc có tính chữa lành, nhẹ nhàng vừa đủ sẽ phù hợp với tốc độ của những bài tập trị liệu hơn.

Tần suất tập luyện 3-4 lần 1 tuần

9 Lưu Ý Khi Tập Phục Hồi Chức Năng Quan Trọng 3

Mặc dù tần suất tập phục hồi chức năng ở mỗi trường hợp điều trị sẽ khác nhau phụ thuộc vào tình trạng, tiến độ cải thiện của bệnh nhân và chỉ định từ bác sĩ nhưng các khảo sát lẫn nghiên cứu từ các chuyên gia lĩnh vực y tế phục hồi đều đồng ý rằng tần suất tập luyện 3-4 lần/ tuần là hợp lý có thể áp dụng với hầu hết các phác đồ trị liệu. Trên thực tế thì có nhiều cách để thực hiện tập trị liệu phục hồi bao gồm mà kỹ thuật viên sẽ tập hoàn toàn cho bệnh nhân (tập thụ động) hoặc trợ giúp một phần, hoặc bệnh nhân tập chủ động tự do, tiến tới tập luyện dưới sự giám sát của kỹ thuật viên. Vì vậy, phối hợp các phương pháp trên để lên lịch tập 3-4 lần/ tuần là điều hoàn toàn khả thi. Tần suất tập luyện hồi phục này đủ để tác động và kích thích vào các bộ phận bị suy yếu hoặc mất chức năng cử động khiến chúng có tốc độ phục hồi tốt hơn.

Cứng cơ là điều bình thường khi tập luyện

Căng cơ có thể xuất hiện khi cơ bắp bị sử dụng quá mức, lặp lại liên tục ở một vị trí tập luyện hoặc do sai tư thế nên đối mặt với tình trạng này khi tập trị liệu phục hồi chức năng cũng là điều không hiếm gặp. Vì vậy bệnh nhân không cần phải quá lo lắng mà thay vào đó là nên chuẩn bị một tinh thần thoải mái, thả lỏng cơ thể khi bất ngờ gặp phải tình huống bị căng cứng cơ bắp, thường là xuất hiện ở vị trí cơ ngón tay, cơ chân và cơ tay, cơ bả vai.

9 Lưu Ý Khi Tập Phục Hồi Chức Năng Quan Trọng 4
(Giãn cơ khi bị cứng cơ)

Quy tắc khi tập phục hồi chức năng tránh cứng cơ

Để tránh tình trạng căng cứng cơ khi thực hành các bài tập chức năng đó là áp dụng những quy tắc sau:

  • Không tập trong thời gian quá lâu cho một vị trí cơ, tối đa không quá 30 phút
  • Không tập khi cơ thể bị mệt hoặc bị đói
  • Hít thở sâu để nạp nhiều oxy cho cơ thể trong suốt quá trình tập
  • Có thời gian nghỉ hợp lý trong buổi tập, không tập liên tục
  • Trang bị một số biện pháp để ứng phó khi xảy ra tình trạng căng cơ như học cách xoa bóp giãn cơ, chuẩn bị túi chườm đá hoặc thuốc uốc giảm đau,…
  • Bổ sung dinh dưỡng trong chế độ ăn đầy đủ, nhất là các nhóm chất hỗ trợ hoạt động của cơ bắp như chất đạm, chất béo tốt từ các loại hạt, đậu và thịt cá biển,…

Bài tập phục hồi chức năng phù hợp

Những đối tượng tập trị liệu phục hồi chức năng với phương pháp nào thì cũng đều là những người gặp khó khăn trong cử động, khó điều khiển kiểm soát cơ thể vì vậy chọn những bài tập phù hợp là điều cực kỳ quan trọng. Với mỗi thể trạng hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh mà cân đối, điều chỉnh chọn lựa những động tác hay những cách luyện tập tương ứng thì mới đem lại kết quả tốt nhất.

9 Lưu Ý Khi Tập Phục Hồi Chức Năng Quan Trọng 5

Các phương pháp để người tập luyện phục hồi chức năng tiếp cận được các bài tập phù hợp:

  • Không nên vội vã tập ngay những động tác hay bài tập khó khi thể lực chưa cho phép, nên bắt đầu với cường độ nhẹ nhàng tương ứng với khả năng. Sau khi đã quen dần và có cải thiện tích cực mới tăng dần độ khó lên như tăng mức kháng lực, tự tập thay vì có người hỗ trợ, tăng số lượt thực hiện,…
  • Không tập quá sức, khi cơ thể có dấu hiệu khó thở hoặc thở dốc, các cơ khớp cảm thấy mệt mỏi thì nên dừng lại nghỉ ngơi. Khác với hình thức tập gym phát triển cơ bắp cần gia tăng giới hạn của bản thân, tập trị liệu phục hồi chức năng chỉ có hiệu quả khi tập với cường độ hợp lý với sức khỏe cá nhân là được.
  • Tập đúng kỹ thuật từng bài là điều mà những người tập trị liệu tuyệt đối thực hiện nghiêm túc và chuẩn xác. Dù biết rằng đây là những đối tượng sẽ khó kiểm soát được như người thường nhưng cần phải nỗ lực cố gắng làm đúng kỹ thuật và đủ thì mới có khả năng hồi phục cao.

Bài tập phục hồi chức năng

Ngoài ra, mỗi loại bệnh lý cũng có những dạng bài tập phục hồi thường được áp dụng trong điều trị. Bệnh nhân có thể tham khảo để ưu tiên chọn tập, ví dụ như:

  1. Bài tập cho người bị tai biến: Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt, Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân, Tập đứng thăng bằng, Tập vận động vai, tay, Tập trở người trong tư thế nằm,…
  2. Bài tập cho người bị yếu cơ ngón tay, bàn tay: Tập dạng khép tay, Tập co duỗi các ngón tay, Tập đối chiếu ngón tay cái với các ngón còn lại, Tập nắm bóng, Tập tay cắt kéo,…
  3. Bài tập cho người bị khớp gối, giúp cải thiện vận động chân và gối: Kéo dãn cơ bắp chuối, Tập kéo dãn đùi sau, Tập cơ đùi trước,…

Không tập thể dục khi sức khỏe không cho phép

Tập phục hồi chức năng một cách chăm chỉ, đều đặn là hoàn toàn tốt tuy nhiên cần phải cân nhắc không nên tập trong các trường hợp sau:

Khi bệnh nhân trong trạng thái mệt mỏi quá mức, đang bị bệnh hoặc vừa khỏi bệnh. Đây là những thời điểm mà cơ thể cần nghỉ ngơi phục hồi thể lực sẽ tốt hơn, không những không mang lại hiệu quả mà việc ráng sức trong khi cơ thể yếu còn gây nguy hiểm đến thể trạng của bệnh nhân. Thậm chí có thể gây tăng tổn thương hoặc gây hôn mê, choáng, ngất xỉu.

Không tập khi trời ẩm ướt hoặc quá nắng nóng cũng là yếu tố mà bệnh nhân hoặc gia đình nên lưu ý, trong các điều kiện thời tiết không thuận lợi như nhiệt độ cao hay quá lạnh cũng đều khiến người tập mau đuối sức. Vừa tập trị liệu mà cơ thể vừa phải tốn năng lượng để điều hòa thân nhiệt chắc chắn sẽ giảm hiệu quả buổi tập một cách đáng kể.

Ngưng tập luyện hoặc tham vấn bác sĩ trong các trường hợp sức khỏe bất thường

9 Lưu Ý Khi Tập Phục Hồi Chức Năng Quan Trọng 6
(Bệnh nhân tham vấn bác sĩ)

Trong quá trình thực hiện tập trị liệu phục hồi chức năng thì người  bệnh nhân hoặc người giám sát cần luôn theo dõi các biểu hiện và khả năng thích ứng với cường độ tập. Nếu có bất kỳ triệu chứng không bình thường nào như chóng mặt, buồn nôn, khó thở, tức ngực, đau cơ hoặc khớp nghiêm trọng thì cần tạm ngưng tập luyện và tham vấn từ bác sĩ hoặc chuyên viên trị liệu để tìm ra nguyên nhân và giải pháp. Những trường hợp này thông thường là đến từ thể trạng bệnh nhân còn yếu chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn thể lực để tập động tác đó dẫn đến các phản ứng. Từ đó các bác sĩ sẽ có những điều chỉnh, thay đổi phương án tập luyện sao cho an toàn hơn với bệnh nhân.

Nghỉ ngơi phù hợp trong quá trình tập phục hồi chức năng

Những thời gian nghỉ ngơi nhất là giấc ngủ chính là yếu tố cần thiết giúp cơ thể người tập vừa hồi phục lấy lại năng lượng cũng là lúc phát triển các tế bào mới, các mô cơ mới. Nên có thể nói rằng nghỉ ngơi có vai trò quan trọng không kém gì so với các yếu tố chế độ dinh dưỡng và thời gian tập luyện trong quá trình cải thiện tình trạng chức năng hoạt động của người bệnh. Đặc biệt là với đối tượng người cao tuổi, ngoài các khó khăn trong sinh hoạt, vận động tay chân mà họ còn đối mặt với các vấn đề về giấc ngủ dẫn đến sức khỏe suy yếu, thiếu năng lượng để tập luyện do thiếu ngủ, ngủ không sâu hay rối loạn giấc ngủ càng phải chú ý nhiều hơn đế không gây ảnh hưởng quá nhiều đến việc tập trị liệu.

Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm thông tin về tập phục hồi chức năng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc về setup phòng gym thì comment ngay phía dưới bài viết này, Gymaster sẽ giải đáp ngay. Xem thêm thông tin về kinh nghiệm đầu tư phòng gym, thiết bị gym và hướng dẫn tập luyện tại Blog Gymaster nhé.

Liên hệ:
Fanpage: Gymaster – Setup phòng gym trọn gói từ A-Z
Hotline: 0931 458 898